ạy hát: Nắng sớm
Nghe hát: Sau mưa
Trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới
1 Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ hát đúng giai điệu, đúng lời bài hát, thể hiện sự vui tươi khi hát.
- Qua bài hát biết được tác dụng của ánh nắng buổi sáng.
- Chú ý nghe cô hát, qua bài hát trẻ biết được thêm về hiện tượng thiên nhiên.
* Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng hát theo nhạc và vận động múa nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Rèn tai nghe âm thanh qua tiếng mưa, thể hiện được sự nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Giáo dục cháu biết giữ gìn, bảo vệ cơ thể trước ánh nắng mặt trời và sự thay đổi của thời tiết.
2. Chuẩn bị:
+ Trống lắc, nhạc không lời bài hát “Nắng sớm”, nhạc bài hát “Sau mưa”, loa, máy tính
+ Trang trí lớp theo chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên (thời tiết), trang trí sân khấu âm nhạc.
+ Chỗ ngồi, dụng cụ âm nhạc, nơ đeo tay.
3. Cách tổ chức thực hiện
Tên các bước hoạt động
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Gây hứng thú.
|
- Chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa”:
- Cách chơi khi cô nói trời nằng trẻ đi vòng quanh lớp vừa đi vừa vỗ tay. Khi nghe cô lắc xắc xô và nói “trời mưa ” trẻ nhanh chân chạy về chỗ ngồi của mình.
- Trò chuyện cùng trẻ về trời nắng, về ánh nắng buổi sáng.
- Giáo dục trẻ: Nắng sáng rất tốt, tập thể dục và phơi nắng sáng giúp xương chắc khỏe. Nhưng nắng buổi trưa, chiều thì không tốt, khi đi ngoài nắng buổi trưa, hay buổi chiều thì phải mang khẩu trang, mặc áo dài tay,...
- Và cô cũng biết có 1 bài hát cũng nói về nắng nữa đó là bài: “Nắng sớm” của tác giả: Hàn Ngọc Bích.
|
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi và chơi cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cô giáo dục
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
|
2. Bài mới.
|
* Dạy hát:
- Cô hát lần 1: Không nhạc
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc đệm
- Cô trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Bài hát nắng sớm nói về điều gì?
+ Bài hát nói về các bạn nhỏ sáng thức dậy, mở cửa để đón ánh nắng sáng và cùng tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
- Cô mời cả lớp hát.
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
- Sau mỗi lần cô nhận xét, sửa sai cho trẻ
- Cô vừa cho các con hát bài gì? Nội dung bài hát nói về gì?
* Nghe hát: Sau mưa
Các con ơi, thời tiết có khi nắng nhưng cũng có khi mưa, khi nào thì con biết trời sắp mưa?
Khi mưa xong thì bầu trời như thế nào?
Cô có 1 bài hát về bầu trời sau khi mưa xong, các con cùng nghe bài hát: Sau mưa của tác giả Ngọc Hoàn nhe!
- Lần 1: Cô hát kết hợp nhạc.
- Giảng nội dung bài hát nói về sau mưa thì như thế nào?
- Bài hát nói về sau mưa thì bầu trời như sáng hơn, mọi vật, cây cối, hoa lá thêm tươi đẹp. Làm cho bé cảm thấy núi như trẻ ra, hoa lá thêm tươi mát, đẹp hơn. Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy thương ba hơn khi trời mưa đường trơn ba vẫn phải làm việc.
- Lần 2: Ca sĩ hát + Cô và trẻ minh họa.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Tác giả nào?
* Trò chơi” Mưa to mưa nhỏ”
- Cô sẽ cho các con chơi trò chơi: Mưa to mưa nhỏ
- Cách chơi: Cô sẽ cho các con nghe tiếng mưa, khi mưa nhỏ thì các con vỗ tay nhỏ, khi nghe tiếng mưa to thì các con vỗ vào đùi, khi trời gầm thì các con nhảy bật lên rồi ngồi xuống.
- Cho trẻ 2,3 lần.
- Cô nhận xét trẻ
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe trò chuyện cùng cô
- Bài hát nói về hiện tượng nắng
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát
- Tổ, nhóm cá nhân hát thay đổi hình thức
- Trẻ chú ý khi được cô sửa sai
- Bài hát “Nắng sớm”
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời khi mưa song thì trời quang đãng, mát mẻ
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ lắng nghe cô giảng nội dung bài hát “Sau mưa”
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe hát và minh họa cùng cô
- Trẻ trả lời tên bài hát, tên tác giả
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
|
3. Kết thúc.
|
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cô cho trẻ đi dạo, quan sát bầu trời
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vừa đi vừa đọc bài “Giờ ra chơi” và đi ra ngoài.
|