ĐỀ TÀI: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức: Trẻ giữ được thăng bằng khi đi trong đường hẹp theo cô.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát vận động khéo léo linh hoạt ở trẻ.
3. Thái độ: Trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, chăm tập thể dục.
II. CHUẨN BỊ.
1. Địa điểm: Tại lớp học
2. Chuẩn bị của cô: Hệ thống câu hỏi, 2 đường hẹp, dài 3m, rộng 25cm, vạch xuất phát. Nhà thỏ, mũ thỏ, sỏi.
3. Chuẩn bị của trẻ: Tâm lý thoải mái trang phục gọn gàng.
4. Nội dung tích hợp: Âm nhạc “Chú thỏ con”.
III. TIẾN HÀNH
*Hoạt động 1: Bé cùng khởi động
- Cô hỏi trẻ: Các chú thỏ con có muốn đi chơi cùng thỏ mẹ không?
- Cô cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các khớp liên hoàn, sau đó cho trẻ đi chạy theo tốc độ: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi chậm dần tập hợp thành vòng tròn.
- Được rồi gần đến nhà bác Thỏ rồi. À vừa rồi chúng mình đi chơi rất vui, rất giỏi. Bây giờ các chú Thỏ có muốn đi chơi cùng cô tiếp không?
*Hoạt động 2: Bé vui khỏe
- Bài tập phát triển chung: Cô mở nhạc bài chú “ Chú Thỏ con” cho trẻ tập cùng cô từng động tác.
+ Động tác 1: Thỏ vươn vai
- Hai tay giơ lê cao, mắt nhìn theo tay và nói to “Thỏ vươn vai”
+ Động tác 2: Thỏ con uốn lưng
- Đứng tự nhiên 2 tay giơ cao sau đó uốn lưng gập người về phía trước đồng thời nói to “Thỏ uốn lưng”.
+ Động tác 3: Thỏ con bắt bướm
- Hai tay giơ lên cao giả làm động tác bắt bướm và nói to “Thỏ con bắt bướm”.
- Cô động viên khuyến khích sửa sai cho trẻ
- Các chú thỏ con vừa cùng chơi với thỏ mẹ có thích không?
+ Cô giới thiệu tên bài: “ Đi trong đường hẹp”
- Các chú thỏ con ơi! Hôm trước thỏ mẹ đã cho các con đi đến nhà ai nhỉ?
- Đường đi đến nhà bác Thỏ đi bằng đường gì?
- Vây bây giờ các con có muốn đi nhà bác Thỏ nữa không?
- Cô cho trẻ xếp đứng thành 2 hàng.
- Cô cho trẻ quan sát đường hẹp và hỏi trẻ:
- Đây là con đường gì? Đường đến nhà ai?
- Cô tập mẫu
- Lần 1: Tập chính xác.
- Lần 2: Phân tích
- TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh đi, cô đi trong đường hẹp, không giẫm lên vạch, không dừng lại giữa chừng, bước chân ngay ngắn, đầu không cúi, đi hết đoạn đường hẹp.
- Lần 3: như lần 1.
- Cho 2 trẻ khá lên thực hiện
- Lần 1cho trẻ thực hiện.
- Lần 2: Cô nói: Cô vừa cho chúng mình đi đường hẹp đến nhà ai? À các con ơi có một con đường đến nhà bác Thỏ được trải rất nhiều sỏi cô sẽ cho chúng mình trải nghiệm đi trên con đường đó xem chúng mình cảm thấy như thế nào khi đi trên con đường đó chúng mình có thích không?
- Cô lần lượt cho trẻ đi.
- Tổ bạn thỏ màu đỏ đi trên con đường rải gì?
- Bây giờ tổ bạn thỏ màu đỏ nghe câu hỏi của cô nhé.
- Chúng mình thấy dễ đi hay khó đi? Vì sao?
- Khi đi trên đường chúng mình phải đi như thế nào?
- Cô đổi cho tổ thỏ vàng đi đường rải sỏi.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
- Các con vừa được đi như thế nào? Có thích không?
=> À vừa rồi cả 2 tổ đều được trải nghiệm đi trên con đường rải sỏi cả 2 tổ đều nói khó đi. Chính vì vậy khi đi trên đường có chướng ngại vât, có nhiều đá, sỏi các con nhớ đi cẩn thận nhé.
- Cô hỏi: Các con vừa được đi đường gì? Đến nhà ai?
- Cô cho 2 trẻ lên tập lại 1 lần.
- Cô nhắc lại tên bài, tuyên dương, giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
+ Cô giới thiệu tên trò chơi: “Chú thỏ đi tắm nắng”
- Cách chơi: Cô hỏi trẻ đứng đây là nhà của ai? Khi bản nhạc cất lên các chú thỏ con cùng với thỏ mẹ đi tắm nắng khi nghe thấy “Mưa to rồi” các con nhớ chạy nhanh về nhà thỏ nếu không thỏ sẽ bị ướt.
- Cô cho trẻ thực hiện chơi 1-2 lần. Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Cô nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.
*Hoạt động 3: Bé thư giãn
- Cô cho trẻ cầm tay nhau cô đi dạo chơi nhẹ nhàng 1-2 vòng.