1. Ổn định tổ chức. ( 1 phút). - Giới thiệu các cô đến dự lớp học. - Trẻ vận động với vũ điệu “ Vui nhộn”. - Các con cảm nhận thấy giai điệu của bản nhạc như thế nào? 2. Tiến hành. ( 23 phút). * Khám phá về “ Cái bóng” - Cô kể cho trẻ nghe truyện “ Bông hoa hướng dương ”. - Đàm thoại: + Trong câu chuyện bạn hoa Hướng Dương đã nhìn thấy gì? + Vì sao lại có cái bóng xuất hiện? - Cô giới thiệu về nội dung bài học tìm hiểu về “Cái bóng’’. - Cô mời trẻ khám phá về đồ dùng của cô phục vụ cho hoạt động. (cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng đèn pin. Cô giới thiệu và phân tích những kí hiệu trong bảng ghi kết quả thí nghiệm ). - Chia trẻ thành 5 nhóm, cho trẻ tự nhẹ nhàng lấy đồ dùng về chỗ của mình để khám phá . * Trẻ thực hiện thí nghiệm lần 1:Dùng ánh sáng của đèn pin để tạo bóng của đối tượng. + Lần 1: Cô mời các bạn nhóm trưởng bật đèn pin nên. - Mời các bạn trong nhóm hãy để đối tượng dưới ánh sáng của đèn pin để xem có điều bí ẩn gì. Đàm thoại: + Khi ánh sáng của đèn pin chiếu vào đối tượng thì các con thấy như thế nào? Và gắn kết quả lên bảng. + Lần 2: Cho các bạn nhóm trưởng hãy tắt đèn pin. Đàm thoại: Khi tắt đèn pin đi không có ánh sáng chiếu vào đối tượng thì các con nhìn thấy gì? Và gắn kết quả lên bảng. + Lần 3: Cho trẻ đặt đối tượng gần ánh sáng của đèn pin. + Đàm thoại: Khi đặt đối tượng gần với ánh sáng của đèn pin thì bóng của đối tượng đó sẽ như thế nào? + Lần 4: Cho trẻ đặt đối tượng xa với ánh sáng của đèn pin. Đàm thoại: Khi đặt đối tượng xa ánh sáng của đèn thì cái bóng của đối tượng đó như thế nào? + Lần 5: Cho trẻ di chuyển vật dưới ánh sáng của đèn pin. Hỏi trẻ: Khi ánh sáng chiếu vào đối tượng đang di chuyển thì bóng của đối tượng như thế nào? - Cho trẻ dùng đôi bàn tay để tạo thành bóng của các con vật khác nhau (con chim, con ốc sên...) * Trẻ thực hiện thí nghiệm lần 2: - Cho trẻ thực hiện một số thí nghiệm tiếp theo. - Cô mời một bạn thật là tự tin giúp cô đứng lên khung chiếu bóng bên trên. + Lần 1: Cô chiếu ánh sáng vào bạn. Đàm thoại: Khi có ánh sáng chiếu vào bạn các con nhìn thấy gì? + Lần 2: Khi cô tắt máy chiếu. Đàm thoại: Khi không có ánh sáng chiếu vào bạn thì điều gì xảy ra? + Lần 3: Khi cô bật máy chiếu và cho trẻ tiến lại gần với ánh sáng của máy chiếu. + Đàm thoại: khi bạn tiến gần với ánh sáng của máy chiếu thì bóng của bạn như thế nào? + Lần 4: Cho trẻ lùi về đằng sau xa với ánh sáng của máy chiếu. Đàm thoại: Khi bạn đúng xa ánh sáng của máy chiếu thì các con thấy gì? + Lần 5: Cô cho cả lớp nhắm mắt sau đó mời 1 bạn đứng sau màn chiếu đóng làm chú Thỏ rồi di chuyển và bật nhẩy. - Đàm thoại: Khi có ánh sáng chiếu vào chú Thỏ đang di chuyển thì cái bóng của chú thỏ như thế nào? - Cô cho trẻ đoán tên bạn đóng làm chú Thỏ là ai?. - Cô mời 1 trẻ lên so sánh kết quả của 2 lần làm thí nghiệm cùng với cô. => Cô kết luận: Khi có ánh sáng chiếu vào đối tượng thì sẽ xuất hiện bóng của đối tượng đó (bóng sẽ giống với vật thật). Khi không có ánh sáng chiếu vào đối tượng thì không xuất hiện cái bóng. Khi có ánh sáng chiều gần vào đối tượng thì bóng của vật đó sẽ to, khi có ánh sáng chiếu xa vào đối tượng thì bóng của vật đó sẽ nhỏ, khi ánh sáng chiếu vào đối tượng đang di chuyển thì bóng của đối tượng đó cũng di chuyển. * Trò chơi: Tạo dáng với bóng. - Cô mời 1 trẻ lên vận động theo nhạc, khi bản nhạc kết thúc thì trẻ sẽ dừng và tạo dáng theo nhịp của bản nhạc đó và những trẻ còn lại phải bắt chước tạo dáng theo cái bóng của bạn. - Cô mời 1 trẻ lên tạo dáng giống với cái bóng của bạn. - Cho cả lớp vận động và bắt trước động tác giống với cái bóng của bạn. - Đàm thoại: Buổi học ngày hôm nay các con đã được khám phá về điều gì? + Muốn có cái bóng thì phải có những gì? * Mở rộng: Ánh sáng đèn pin, ánh sáng của bóng đèn, ánh sáng của máy chiếu...đó là ánh sáng nhân tạo mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng hàng ngày. Ngoài ra còn có ánh sáng của mặt trời, ánh sáng của mặt trăng đó là những ánh sáng tự nhiên. * Giáo dục: Để đảm bảo sức khỏe trẻ không chơi ngoài trời nắng . 3. Kết thúc ( 1 phút). - Cho trẻ xem tiết mục múa bóng bài “ Nhật kí của mẹ ”. | - Trẻ vỗ tay chào mừng. - Trẻ vận động cùng cô. - Con thưa cô giai điệu rất vui nhộn ạ. - Trẻ chú ý lắng nghe câu chuyện. - Bạn Hướng Dương nhìn thấy cái bóng của mình ạ. - Trẻ trả lời theo ý hiểu của mình. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ giới thiệu các loại đồ dùng. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ tạo thành 5 nhóm để thảo luận. - Trẻ thực hiện bật đèn pin lên. - Trẻ thực hiện để đối tượng dưới ánh sáng của đèn pin. - Con thưa cô con thấy cái bóng của đối tượng ạ. Trẻ điền kết quả vào bảng. - Trẻ thực hiện tắt đèn pin. - Con không nhìn thấy cái bóng của đối tượng ạ. Trẻ điền kết quả vào bảng. - Trẻ thực hện đặt đối tượng gần đèn pin. - Trẻ đọc kết quả (Bóng của đồ vật sẽ to) và điền kết quả nên bảng. - Trẻ thực hiện. - Trẻ đọc kết quả (Bóng của đồ vật nhỏ). Trẻ điền kết quả vào bảng - Trẻ thực hiện di chuyển đối tượng. - Trẻ đọc kết quả và lên điền kết quả vào bảng. -Trẻ dùng tay để tạo thành bóng con chim và con ốc sên... - 1 trẻ lên thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ quan sát. - Con thưa cô xuất hiện cái bóng của bạn ạ ( trẻ lên điền kết quả vào bảng). - Trẻ quan sát và đưa ra nhận xét. - Trẻ quan sát. - Con thưa cô bóng của bạn to ạ. Trẻ điền kết quả vào bảng - Trẻ quan sát. - Con thưa cô cái bóng của bạn nhỏ. Trẻ điền kết quả vào bảng. - Trẻ nhắm mắt và làm theo yêu cầu của cô. Cái bóng của chú thỏ cũng di chuyển ạ. Trẻ điền kết quả vào bảng Trẻ đoán tên bạn - Trẻ đọc và so sánh kết quả sau 2 lần làm thí nghiệm. - Trẻ chú ý lắng nghe. - 1 trẻ lên đứng sau màn chiếu bóng và nhảy theo điệu nhạc. - 1 trẻ lên đứng tạo dáng giống với bóng của bạn. - Cả lớp vận động theo cái bóng của bạn. - Trẻ trả lời khám phá về cái bóng. - Muốn có cái bóng thì phải có ánh sáng ạ. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý đón xem. |