1.Hoạt động 1: Gấy hứng thú (5 phút) - Cô và trẻ hát bài “Nhà của tôi” -Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát 2. Hoạt động 2: Bài mới (17 phút) * Dạy trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em” - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1(Không minh họa) - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Cô đọc lần 2 (kết hợp mô hình minh họa.) - Giảng nội dung bài thơ: “Bài thơ nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà thân yêu của mình.” - Đàm thoại: +Mở đầu bài thơ bạn nhỏ đã thể hiện tình cảm của mình như thế nào về ngôi nhà? -Cô đọc trích dẫn: “Chẳng đâu… ….líu lo” +Trong sân vườn nhà bạn nhỏ có những gì? -Cô đọc trích dẫn: “Có nàng gà mái… ….dế mèn ngâm thơ” -“Có bà chuối mật lưng ong”, con có hiểu “chuối mật lưng ong là gì không?” (Chuối đã già, khi chín màu vàng có vị ngọt và mùi thơm giống như mùi vị của mật ong.) + Bạn nhỏ trong trong bài thơ được so sánh với nhât vật nào trong câu chuyện cổ tích? -Có ao muống … ….bống lên” +Mùi hương sen trong đầm sen như thế nào? +Trong đầm sen có những con gì? +Tình cảm bạn nhỏ khi đi xa đối với ngôi nhà của mình như thế nào? -Trích dẫn: “Dù đi xa… ……..nhà của em +Khi đi xa các con con có cảm xúc gì khi nghĩ về ngôi nhà của mình? +Để cho ngôi nhà của mình luôn sạch đẹp thì các con sẽ làm gì? => Giáo dục trẻ: Mỗi người chúng ta đều có một ngôi nhà do bố mẹ xây dựng lên, là nơi có rất nhiều tình cảm và kỷ niệm. Vì vậy dù ở bất cứ nơi đâu ta luôn yêu quý và nhớ về ngôi nhà thân yêu của mình *Cho trẻ đọc thơ: - Cho cảlớp đọc 2 lần -Cho các tổ thi đua đọc thơ - Mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái thi đua đọc thơ. - Cá nhân trẻ đọc thơ (Khi trẻ đọc cô chú ý sửa ngọng, sửa sai về câu từ, cách đọc diễn cảm cho trẻ). 3. Kết thúc (3 phút) - Cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” và đi ra ngoài | -Trẻ hát cùng cô -Trẻ trò chuyện cùng cô -Trẻ chú ý nghe cô đọc - Bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến. - Trẻ về ghế ngồi và lắng nghe cô đọc thơ. -Trẻ lắng nghe cô giảng nội dung bài thơ -Thân thương gần gũi - Có ao cá, đầm sen, cây ngô, chuối, ao rau muống, gà mái…. -Trẻ trả lời theo ý hiểu -Trẻ chú ý nghe - Cô tấm trong câu chuyện cổ tích “Tấm Cám”
- “Ngào ngạt” ạ -Trẻ kể (ếch, dế mèn) - Nhớ nhà -Trẻ trả lời theo ý hiểu -Trẻ trả lời -Trẻ chú ý lắng nghe. -Trẻ đọc cùng cô 2 lần -3 tổ thi đua -Nhóm trẻ lên đọc thơ -Cá nhân trẻ lên đọc thơ - Trẻ hát cùng cô |