Đề tài: Tìm hiểu về nước
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé (3- 4 tuổi)
Số trẻ: Cả lớp
Thời gian: 20-25 phút
Ngày soạn: 29 /3/ 2021.
Ngày dạy: 06/ 04 / 2021.
I,Mục đích-Yêu cầu:
1. Kiến thức:
-Trẻ hiểu được các đặc điểm tính chất của nước không màu không mùi không vị, nước có thể tan hoặc không tan một số chất
- Biết các nguồn nước và ích lợi của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng quan sát phán đoán.
Làm thí nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan, tìm hiểu đối tượng.( MT 20)
- Phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô to rõ ràng, nói đủ câu.
3.Thái độ:
-Trẻ biết yêu quý bảo nguồn nước, biết giữ gìn bảo vệ môi trường.
II, Chuẩn bị:
1.Đồ dùng cuả cô:
- Hình ảnh video về các nguồn nước.
- Mỗi trẻ 3 cốc và 1 chai nước
Nhạc bài hát: Cho tôi đi làm mưa với.
2. Trang phục của trẻ.
-Trang phục, đầu tóc gọn gàng.
III, Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Lưu ý |
1.Ổn định tổ chức:( 1-3p).
- Cô và trẻ hát bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô và các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về điều gì?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức (15-18p)
*HĐ1:Trò chuyện với trẻ về nước.
- Cô cho trẻ xem Video một hình ảnh về trời mưa ,ao hồ, sông suối, biển…hình ảnh nước để uống, nước để sinh hoạt.
- Các con thấy đoạn video nói về gì?
- Nước có ở đâu?- Ao hồ sông suối là nơi nguy hiểm các con không được chơi gần không?
- Nước dùng để làm gì? Chúng mình phải sử dụng nguồn nước sạch như thế nào?
- Phải biết tiết kiệm nước? không vứt rác suống ao hồ sông suối để bảo vệ nguồn nước và môi trường sống.
*HĐ 2: Tìm hiểu khám phá về nước.
* Cô cho trẻ quan sát cốc nước
- Cô có gì đây?
- Mỗi con hãy bê một cốc nước và về chỗ ngồi nào.
- Cô hỏi trẻ:
- Trong cốc của con có gì?
- Nước có ở đâu?
-Nước dùng để làm gì?
- Quan sát xem nước có màu gì ?Hãy ngửi xem nước có mùi gì không?
- Bây giờ hãy uống nước xem nước có vị gì?
- Nước bình thường ở dạng gì?
+ Vậy nước không màu, không mùi, không vị, nước bình thường ở dạng lỏng, nếu cho nước vào tủ lạnh nước sẽ chuyển sang dạng rắn và nếu đun sôi nước ở nhiệt độ cao nước sẽ chuyển sang dạng hơi.
- Nếu không có nước thì con người, cây cối con vật sẽ ra sao?
- Vậy chúng mình phải sử dụng nguồn nước sạch như thế nào?
* Thí nhiệm nước hòa tan và không tan một số chất:
- Cô cho trẻ nếm thử nước ở bình pha nước muối và bình pha đường?
- Các con uống thấy có vị gì?
-Vị mặn và vị ngọt mà các con nếm được không biết được pha từ gì? chúng mình có muốn biết vì sao mà nước có vị mặn không?
- Cô làm thí nghiệm cho trẻ xem .nước mà cho một ít muối vào thì chúng mình thấy có màu gì?có vị ntn?
- Còn nước cho một ít đường thì sao?
Làm thí nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan, tìm hiểu đối tượng.(MT20)
-Cô chia lớp thành 3 nhóm giao cho mỗi nhóm cùng làm thí nghiệm nước với các chất sau đó kể lại kết quả.
- Các con hãy thử đoán xem khi cho muối vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?
- Các con rót nước vào cốc nào? Bây giờ xúc muối và đổ vào cốc nước, các con có nhìn thấy muối không?
- Bây giờ còn nhìn thấy muối nữa không?
-> Chúng mình cho muối vào nước khuấy nhẹ muối biến mất vậy muối đã tan trong nước.
- Bây giờ chúng mình cùng nếm thử nước xem vị nước có gì thay đổi không nhé?
- Nước bây giờ có vị gì?
- Theo các con nước muối này dùng để làm gì?
- Các con cho đường vào nước xem điều gì sẽ xảy ra?
- Các con xúc đường và đổ vào cốc nước
- Đường có tan trong nước không?
-> Đường cũng tan trong nước.
- Theo các con nước bây giờ có vị gì?
- Các con cùng nếm thử nước xem các con đoán có đúng không nhé?
* Vậy đường và muối là chất tan trong nước ngoài đường và muối ra thì còn chất gì tan trong nước nữa?
* Mở rộng :
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh nước đối với con vật, nước đối với con người.
*Giáo dục:
- Khi uống nước các con uống nước gì?
- Nước dùng để làm gì các con?
=>Nước rất quan trọng đối với con người, động vật và cây cối xung quanh .Khi uống nước các con phải nhớ uống nước đun sôi để nguội , không được uống nước lã hay là nước ở ao, hồ...
*HĐ 3: Ôn luyện củng cố
*TC: Trời mưa to- mưa nhỏ (TCC).
- Cô hỏi trẻ cách chơi luật chơi
- Sau đó cô khái quát lại cách chơi luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
3 Kết thúc ( 1-3p)
- Cô nhận xét khen trẻ
- Chuyển hoạt động
|
-Trẻ hát cùng cô
-Trẻ trả lời câu hỏi
-Trẻ xem video.
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe cô và trả lời câu hỏi.
-Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi
-Trẻ quan sát và làm thí nghiệm cùng cô
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ trả lời câu hỏi
-Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ tham gia chơi trò chơi |