Bắt đầu từ sớm
Trò chuyện với bé vừa chào đời có vẻ vô nghĩa, nhưng tai con bạn và phần não phản ứng với âm thanh đã được kích hoạt từ khi chưa sinh. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ, càng nhiều từ bé sinh non nghe được khi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, bé càng phản ứng nhiều hơn với âm thanh của mình. Điều này cho thấy trò chuyện với bé sinh non có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ. Cách này cũng có lợi với bất cứ trẻ nào. “Nói càng nhiều càng tốt cho bé. Bé hấp thụ nhiều hơn bạn nhận ra”, tác giả nghiên cứu tiến sĩ Melinda Caskey, giáo sư nhi khoa ở Đại học Brown (Mỹ) nói.
Để ý các tín hiệu
Khi bạn làm hàng loạt các việc như cho ăn, thay tã, dỗ con, rất dễ dàng để những câu chuyện nhỏ của bạn xoay quanh những thói quen của bé (chẳng hạn “Đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu”…). Mặc dù điều này là hữu ích, những việc khác thậm chí còn giúp thúc đẩy nhiều hơn kỹ năng ngôn ngữ của bé. “Hãy để ý hướng nhìn của bé để xem cái gì làm bé hứng thú và đáp lại sự quan tâm của con”, tiến sĩ Kathryn Hirsh-Pasek, giám đốc phòng thực nghiệm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Đại học Temple ở Ambler, Pennsylvania (Mỹ) đề nghị.
Nếu con nhìn chằm chằm vào một vật cố định phát sáng hay cố với trái dâu tây trên đĩa của mẹ, hãy dành cho con những thông tin về các vật này. Bạn có thể sử dụng những từ dễ hiểu để mô tả các vật đó, hay màu sắc, kích thước và hương vị của chúng. Bạn cũng có thể nói chuyện với con về những việc mình đang làm (chẳng hạn: Mẹ nhặt đồ chơi của con lên vì chúng bị rơi xuống rồi…) và đọc những bài thơ ngắn có vần điệu.
Cùng xem sách
Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Khi bạn cùng xem sách với con, nói về những bức tranh theo bất cứ cách nào bạn thích, không cần phải gắn với câu chuyện (ví dụ: Nhìn con gấu đáng yêu này…). “Chạm và cảm nhận về sách là điều tuyệt vời với bé 6 tháng tuổi trở xuống, khi các giác quan là một công cụ chính. Những quyển sách hình không có chữ sẽ là thứ bạn có thể thả sức sáng tạo nên câu chuyện của chính mình”, tiến sĩ Amada J.Moreno, chuyên gia nghiên cứu về học tập của trẻ tại Đại học Denver chia sẻ.
Dù bạn chọn một cuốn sách nước ngoài hay một cuốn truyện yêu thích, đọc cho bé có thể truyền cảm hứng cho việc sử dụng vốn từ phong phú hơn và cung cấp các chủ đề thú vị mà bạn không thể tự nghĩ ra.
Tạo ra các cuộc hội thoại
Bé sẽ nhanh chóng tạo ra những “bài nói” một chiều, vì thế hãy dành cho con cơ hội để trả lời ngay từ khi bé chưa biết nói. Chẳng hạn, hỏi con “Con có thấy con chó kia không?”, khi bé đáp lại bằng những tiếng “gư gư…”, hãy nói “Đúng rồi, nó đang ăn bữa tối đấy”.). Tương tự như vậy, hãy trả lời con khi bé bập bẹ về thứ gì đó quan tâm. “Điều này sẽ dạy bé cách hội thoại và để con biết bạn rất quan tâm đến những gì bé nói”, tiến sĩ Hirsh-Pasek nói. Cách bạn trả lời con không cần phụ thuộc vào tuổi của bé. Bạn có thể bình luận về điều bé đang nhìn tới, nói thứ gì đó chung chung (chẳng hạn như “Nhìn cái miệng cười tươi này”), hay thậm chí nói điều gì đó không cần theo chủ đề (như Làm sao chúng mình có đâu để ăn đây).
Tắt TV
Bạn có thể cho rằng bé hưởng lợi từ tất cả các dạng lời nói, nhưng dán mắt lên màn hình TV và nghe các bài hát, hội thoại phát ra từ nó thì thực sự có hại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ. Vì sao vậy? Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. “Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn”, tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek nói.
Cho bé đi mẫu giáo sớm là cách giúp trẻ nhanh biết nói sớm
Có lẽ ai nghe cũng đều thấy lạ. Tuy nhiên đây là cách rất hữu hiệu cho các gia đình muỗn các bé có khả năng nói sớm. Các yếu tớ như bắt đầu từ sớm, để ý các tín hiệu, cùng xem sách, tạo ra các cuộc hội thội, tắt TV như đã nói ở trên đều có điều có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa.
Khi đi mẫu giáo, các bé sẽ có điều kiện tiếp xúc với bạn bè, thầy cô cũng như điều kiện môi trường xung quanh thúc đẩy các em khả năng giao tiếp tốt hơn.
Đặc biệt, hiện nay một số trường có chương trình học giúp trẻ biết nói sơm hơn. Điển hình như chương trình học Fastrackids tại trường Mầ non Pandakids. Đây là trường đầu tiên áp dụng chương trình học này thành công tại Quận 1. Với chương trình được du nhập từ Mỹ và được chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện, môi trường tại Việt Nam, chương trình đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ biết nói sơm, tự tin, tự lập, tăng kỹ năng sống cũng như giúp trẻ phát huy khả năng học tập ngay từ lúc nhỏ.