Thời tiết chuyển thu đông là lúc
trẻ cần bổ sung thêm vitamin để giúp trẻ thích nghi với môi trường mới.
Các vitamin dưới đây vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Vitamin D
Dù
ở giai đoạn nào phát triển ở trẻ thì vitamin D đóng vai trò quan trọng.
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, vitamin D giúp trẻ phát triển xương và
não bộ. Vitamin D rất cần thiết trong quá trình tổng hợp canxi cho cơ
thể. Đây là loại vitamin chúng ta dễ dàng nhận được khi có ánh nắng mặt
trời chiếu vào. Bởi vậy mà đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên tạo thói quen cho
trẻ tắm nắng mặt trời mỗi ngày.
Vào những ngày mùa thu đông, ánh nắng mặt trời yếu dần, đồng nghĩa với
việc hấp thụ vitamin D của trẻ ít đi. Mẹ cần giúp trẻ bổ sung vitamin D
nhiều hơn.
Ảnh: Sưu tầm Internet
Mẹ bổ sung vitamin cho trẻ nhiều hơn vào mùa thu đông
Canxi – khoáng chất chất yếu giúp trẻ phát triển hệ xương
Có
thể nói, canxi là chất không thể thiếu được để phát triển hệ xương ở
trẻ, bạn có thể bổ sung canxi bằng cách cho trẻ uống nhiều sữa, đặc biệt
là sữa bột. Với trẻ từ 3 tuổi, mỗi ngày nên cho trẻ uống khoảng 500ml
sữa để cung cấp đủ canxi cho cơ thể.
Vitamin K cần thiết cho trẻ
Ngay
sau khi vừa chào đời, trẻ đã cần được uống bổ sung 2 liều vitamin K.
Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Mẹ có
thể bổ sung liều lượng vitamin K dựa theo độ tuổi dưới đây:
– Trẻ từ 0 – 6 tháng: 2mcg/ngày.
– Từ 6 – 12 tháng: 2,5mcg/ngày.
– Từ 1 – 3 tuổi: 30mcg/ngày.
– Từ 4 – 8 tuổi: 55mcg/ngày.
– Từ 9 – 13 tuổi: 60mcg/ngày.
– Từ 14 – 18 tuổi: 75mcg/ngày.
Sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Sắt
có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nếu cơ thể trẻ thiếu
sắt dẫn đến tình trạng bị thiếu máu. Chủ yếu sắt được cung cấp qua các
loại thức ăn như rau, quả, thịt, trứng, cá, đậu… Nếu không được cho ăn
đầy đủ, vẫn duy trì sữa + bột kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu sắt, vì sữa và
bột đều chứa rất ít sắt. Trẻ dưới 3 tuổi cần bổ sung nhiều sắt, khoảng
20 – 30% trong 3 năm đầu đời để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu
không được bổ sung sắt đầy đủ, trẻ sẽ mất độ tập trung. Nặng hơn thì có
thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và vận động, biến dạng móng tay
chân (dẹp, lõm), đau nhức trong xương, gan lách to (ở trẻ còn bú), tim
dễ bị suy…