- Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì
thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất.
- Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).
-
Cần chú ý: Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho
trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến
sợ hãi, không ăn.
- Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát.
-
Nên lưu ý: Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số
lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ
hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn
uống bình thường trở lại.
- Sau khi ăn thức ăn, cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.
- Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) cho bé quay ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khem.