- 1. "Con nhường em miếng này nhé!"
Cách
này không hẳn có tác dụng "trăm phần trăm" với tất cả các bé, nhưng có
trên phân nửa số bé được "thử nghiệm" phản ứng như mong muốn! Khi cho bé
ăn, bạn hãy vờ trầm trồ trước một miếng thức ăn trong chén của bé, gắp
lấy cho vào chén của mình và nói: "Miếng này ngon quá. Con nhường cho em
nhé!". Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé lắc đầu quầy quậy, giậm tay giậm
chân, giành lại cho bằng được miếng thức ăn đó và... nhai nuốt ngon
lành!
Thay
vì cứ xúc một chén cơm và trộn "hầm bà lằng" đủ thứ vào đó, mẹ hãy thử
sáng tạo hơn trong việc trang trí món ăn cho bé. Trẻ con cực kỳ thích
thú khi được ăn một dĩa ốp-la với cái trứng ở giữa và một ít cà rốt thái
sợi sắp thành hình từng tia nắng tỏa ra từ ông mặt trời. Tương tự, hãy
trang trí món ăn theo những kiểu khác nhau, đẹp mắt và nhớ là mỗi dĩa
như thế chỉ nên có ít thức ăn thôi. Bé sẽ cảm thấy hào hứng và tự tin
rằng mình có thể ăn hết chỗ thức ăn đó dễ dàng.
Một
khi bé đã "xơi" hết hai gói bánh snack, một que kẹo bông, một ly nước
ngọt... thì bạn còn mong gì bé ăn bữa chính nữa! Hãy loại trừ những món
ăn vặt linh tinh, thay vào đó bạn nên cho bé uống sữa (vừa hạn chế được
trò ăn vặt, vừa rất tốt cho sự phát triển của con).
Bạn
đừng đút ăn cho bé suốt như thế! Khi tự ăn, bé có thể làm mặt mũi, quần
áo lem nhem nhưng khi được chủ động bé sẽ tập trung vào món ăn và ăn
ngon miệng hơn. Có thể cung cấp cho con những chiếc chén dĩa nhựa có
hình nhân vật hoạt hình. Ngoài ra, hãy cho bé một dĩa nước sốt cà chua.
Bé rất thích thú với "trò chơi" rưới nước sốt hoặc chấm thức ăn vào nước
sốt. Bạn xem, bé ăn ngon lành hơn hẳn và không đợi mẹ nhắc vẫn có thể
ăn hết phần ăn của mình.
Nhiều
bà mẹ có con biếng ăn đã được tư vấn cách này và thực hiện thành công.
Bạn hãy mua những vật dụng làm bếp kích thước nhỏ hơn (ví dụ rổ rá đồ
hàng, nồi đất nhỏ...). Hãy cho bé chơi trò làm bếp, cùng phụ nhặt rau,
vo gạo, thậm chí có thể đựng thức ăn sau khi đã nấu chín vào trong những
nồi đất be bé, những chén dĩa "đồ hàng" của con. Bé có thể chán với bữa
cơm bình thường, nhưng chẳng bao giờ chán với những món ăn "đồ chơi"
kiểu này cả. Chỉ vài phút là bé đã ăn hết, thậm chí còn chủ động mang
chén dĩa, xoong nồi của mình vào... xin mẹ thêm thức ăn.
Đừng
để bé đơn độc ăn một mình. Thay vào đó, hãy cho bé được ngồi cùng bàn
với ông bà, bố mẹ. Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc bạn có thể "rủ" thêm các bé
hàng xóm của con mình ăn cơm chung với nhau làm bữa ăn đầy hứng thú. Tuy
nhiên, bạn lưu ý đừng để bé ganh đua quá, bé có thể bị sặc hoặc chưa
kịp nhai xong đã ráng nuốt cho nhanh hơn bạn đấy!
- 7. Mẹ hãy luôn bình tĩnh!
Trẻ
biếng ăn vốn là chuyện rất phổ biến. Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng
Quốc gia, có đến 45,9% trẻ được đưa đến khám, tư vấn về dinh dưỡng đều
có nguyên nhân do biếng ăn. Mẹ càng xem chuyện này là đơn giản, càng
thoải mái trong quá trình áp dụng những "liệu pháp" tâm lý thì càng giúp
bé vượt qua chứng biếng ăn dễ dàng. Ngược lại, nếu mẹ càng lo lắng,
căng thẳng, ép buộc, nài nỉ, dọa nạt... thì bé sẽ sợ và bị ức chế, biếng
ăn hơn mà thôi.
Song song với việc thực hiện những biện pháp tâm
lý, mẹ cần thực hiện những giải pháp dinh dưỡng phù hợp, như bổ sung
sữa có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn, tăng cường các lợi khuẩn,
vi chất giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, kích thích bé ngon miệng hơn
và không còn "sợ" khi đến bữa. Thực hiện đồng hành các biện pháp hữu
hiệu với sự tác động đồng bộ sẽ đem lại một kết quả lý thú với các bà mẹ
trong hành trình làm cho trẻ hết biếng ăn...