GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG STEAM Dự án: Hệ hô hấp của bé Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi Thời gian: 30 phút Giaó viên: Đỗ Thị Đoan Trang Tên hoạt động học Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành STEAM Hệ hô hấp của bé S: Khoa học : Khám phá quá trình hô hấp. Lấy oxi vào cơ thể, thải ra khí CO2 T: Công nghệ: Sử dụng Ipad, máy tính, xem video về ký sự cơ thể- hệ hô hấp E: Chế tạo: Quá trình trẻ dử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra mô hình hệ hô hấp A: Nghệ thuật: - Thuyết trình - Sắp đặt - M: Toán - Sắp xếp theo thứ tự - Đếm các bộ phận trong hệ hô hấp 1. Kiến thức: - Trẻ biết được 1 số bộ phận trong hệ hô hấp - Trẻ biết được vị trí các bộ phận trong hệ hô hấp theo trình tự hô hấp - Trẻ biết một số chất liệu: ống nước, ống hút, túi bóng,… - Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động theo nhóm 2. Kỹ năng: - Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện - Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại - Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang - Sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo nên mô hình hệ hô hấp - Kỹ năng làm việc nhóm 3. Thái độ: - Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô - Cố gắng hoàn thành công việc được giao -Video quá trình trao đổi khí: Respiratory system - Vẽ minh họa về quá trình hô hấp - Ống tuy ô, gỗ, băng dính, kéo, đất nặn… 1. Ổn định tổ chức: - Kể truyện: “Cuộc hành trình của bạn không khí” - Khơi gợi sự tò mò của trẻ: bạn không khí sẽ đi đâu? Tại sao mũi và mồm lại thở ra gió?... - Giải pháp đưa ra là làm mô hình hệ hô hấp để biết quá trình di chuyển và chuyển đổi của không khí 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: STEAM: HỆ HÔ HẤP CỦA BÉ - Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động Khám phá – S (Khoa học): Khám phá về cách không khí được chuyển hóa cho trẻ được tự trải nghiệm: + trẻ đặt tay lên cổ, ngực, mũi => con thấy điều gì? Con có biết tại sao? Con muốn tìm hiểu điều gì? + cho trẻ mặc áo sát người, nằm ra đất, hít thở sâu => con nhận thấy điều gì? Khám phá về các bộ phận có trong hệ hô hấp - Cho trẻ kể về những bộ phận mà trẻ đã được nhìn thấy - Cho trẻ xem tranh hệ hô hấp - Các câu hỏi đàm thoại: + Bạn không khí đã đi qua những bộ phận nào? + Con đếm được bao nhiêu bộ phận? + Cho trẻ xem video “Respiratory system” (Vừa xem cô vừa dừng video và đàm thoại với trẻ) - cho trẻ xem hình ảnh hệ hô hấp => khái quát lại các bộ phận của hệ hô hấp. Cho trẻ tự nói ra quá trình trao đổi khí *Trải nghiệm : phổi lợn -> thổi khí vào -> nhận ra sự thay đổi * Làm thế nào để thấy không khí đi qua các bộ phận đó như thế nào? * Các con có muốn được làm mô hình của hệ hô hấp không? T: Công nghệ: Cho trẻ xem hình ảnh qua máy tính, máy chiếu để trẻ cùng thảo luận câu hỏi: mô hình hệ hô hấp Video gợi ý: Respiratory system Chốt đầu bài: Hôm nay các con sẽ làm mô hình hệ hệ hô hấp và cùng tìm hiểu quá trình trao đổi khí trong cơ thể nhé a) Tưởng tượng lên kế hoạch: E – Chế tạo: Trẻ thảo luận về việc dùng các nguyên liệu, chất liệu để làm mô hình đó như thế nào? Làm thế nào để cảm nhận được không khí qua các bộ phận trong hệ hô hấp như thế nào? M – Toán: không khí đã đi qua bao nhiêu bộ phận? Thứ tự của các bộ phận trong hệ hô hấp? b) Thiết kế - A – Tạo hình: - cô đưa ra nguyện liệu: đất nặn, giấy, ống hút, túi bóng, dây thít,dây len, bút, băng dính Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng của nhóm mình. Mỗi trẻ vẽ bộ phận mà mình yêu thích, vẽ theo ý tưởng của cả nhóm. Trẻ vẽ, giáo viên gợi ý cho trẻ thêm về các chi tiết của mô hình Kỹ năng tạo hình: Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang, nét cong… c) Trẻ thực hiện E – Chế tạo * Thống nhất sẽ làm gì với các nguyên liệu cô đưa ra cho cả nhóm thực hiện? * Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm * Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để hoàn thiện mô hình Cho trẻ mang nguyên vật liệu về nhóm mình và thực hiện M – Toán - Giáo viên hướng dẫn trẻ xếp mô hình theo đúng thứ tự. - Kiểm tra các bộ phận bằng cách đếm các bộ phận mà trẻ thực hiện. d) Đánh giá, chỉnh sửa, trình bày - thuyết trình về sản phẩm của nhóm - Trẻ có tạo thành mô hình hệ hô hấp không? - Các bộ phận trong hệ hô hấp có đúng không? - Vị trí của các bộ phận trong hệ hô hấp đã đúng chưa? - Trẻ trình bày về dự án của mình và quá trình thực hiện, chia sẻ ý tưởng 3. Kết thúc: Lưu ý Đánh giá lại các nội dung với từng trẻ S: Khám phá: Trẻ có biết các bộ phận trong hệ hô hấp không? Nhận ra được quá trình trao đổi khí hay không? T: Công nghệ: Ứng dụng CNTT trong quá trình học, trẻ có hứng thú xem và tìm hiểu qua máy tính, máy chiếu và các hình ảnh không? E: Chế tạo: Quá trình trẻ thực hiện, trẻ biết cách sắp xếp theo đúng trình tự, sử dụng vật liệu để ghép nối chưa? A: Nghệ thuật – Tạo hình: Trẻ vẽ các bộ phận trong hệ hô hấp? Vẽ thiết kế mô hình hệ hô hấp? Trẻ đã thực hiện được các kỹ năng vẽ chưa? Đã biết phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang để tạo thành hình các bộ phận trong hệ tiêu hóa chưa? M – Toán: Trẻ có biết sắp xếp theo thứ tự không? Kiểm tra có bao nhiêu bộ phận trong hệ hô hấp có trong câu chuyện