KỸ NĂNG ĐỐI PHÓ VỚI NGƯỜI LẠ (BỊ DỤ DỖ, BẮT CÓC,...)
Trong thế giới thật - giả, tốt - xấu lẫn lộn thì cách ứng phó lịch sự, an toàn là điều
quan trọng cha mẹ phải quan tâm đầu tiên.
1. Dạy trẻ đối phó khi có kẻ xấu dụ dỗ
- Trước hết, cần dạy trẻ các khái niệm về người lạ. Đâu là người có ý đồ xấu, đâu
là người trẻ có thể tin tưởng được,...Sau đó, nên đưa cho trẻ biết một số câu nói mà
những kẻ buôn người thường sử dụng để dụ dỗ trẻ em.
- Câu nói nhờ vả, đánh vào tâm lý, rủ lòng thương của trẻ:
+ Ba/ mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/ chú/ bác... đưa cháu đến chỗ ba/mẹ ngay.
+ Cô là bạn của mẹ cháu, mẹ cháu gửi cho trẻ một món quà. Cô để nó ở xe, trẻ đến
lấy nhé.
+ Có một bà cụ bị gãy tay, cháu đến phụ cô giúp bà lão nhé.
+ Chó của chú đang bị lạc, cháu cùng đi tìm giúp chú nhé.
+ Tự nhiên bắt chuyện, tặng quà.
Trong các trường hợp trên, trẻ cần biết cách trả lời:“Cháu không quen cô/chú, để
cháu hỏi ý kiến ba mẹ/thầy cô đã” hoặc từ chối khéo léo rằng "Ba mẹ cháu không cho
phép nhận". Sau đó hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú công an, bảo vệ để tránh
bị người kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép trẻ ăn hay bắt
lên xe, phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu.
- Khi có ai nhận là bạn của ba mẹ đến trường đón trẻ: Để tránh trường hợp trẻ
bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh cần dạy trẻ không được tin lời người lạ,
kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên ba mẹ và trẻ. Trong trường
hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen, hãy quay vào trường báo cho cô giáo và
nhờ gọi điện cho ba mẹ để xác minh.
Nếu đi trên đường có người rủ rê, tuyệt đối không đi theo. Khi họ đi theo trẻ, hãy
làm "động tác giả" là chạy đến hỏi đường chú công an. Nếu không có thì chạy lại phía
các bà. Cần thiết thì giả vờ đưa bà qua đường. Kẻ gian (nếu có) sẽ nghĩ đó là người thân
của trẻ nên bỏ đi.
- Bị lạc: Trong bất kỳ tình huống nào, nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là bình tĩnh,
không khóc lóc hay chạy mà đứng yên tại chỗ để chờ ba mẹ sẽ quay lại đón. Nếu lạc
ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi, sau khi đứng tại chỗ chờ một lúc lâu không
thấy ba mẹ, trẻ hãy đến nói với các chú bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ thông báo lên
loa. Hãy ngoan ngoãn đứng đó chờ ba mẹ đến đón. Nếu bị lạc ở ngoài đường, trẻ có thể
mượn điện thoại của một người đi đường hoặc chú công an để gọi ba mẹ đến đón.
Tuyệt đối không đi theo người lạ, kể cả khi họ nói sẽ giúp trẻ tìm đường về nhà. Đừng
quên dạy trẻ học thuộc lòng tên, số điện thoại của ba mẹ, địa chỉ nhà mình để khai với
công an, bảo vệ hoặc những người xung quanh khi trẻ bị lạc.
- Không mở cửa cho khách khi ba mẹ vắng nhà: hãy lịch sự trả lời khách rồi về
phòng riêng.
2. Cách thoát thân khi bị kẻ gian tóm chặt
- Hô lớn: Hãy hô lớn “cháy nhà” sẽ khiến những người xung quanh (nếu có) lao
ra ngoài để xem. Kẻ gian nghe thấy sẽ giật mình sợ hãi nên giật tay ra và chạy hoặc hét
to “dừng lại ngay / đây không phải ba mẹ cháu!”.
Trẻ cũng có thể gây tiếng ồn lớn bằng cách đạp vào vật gì, ném đồ vật như cặp, sách
vở để gây sự chú ý của những người xung quanh. Khi bắt gặp tiếng hét lớn của trẻ
những kẻ bắt cóc sẽ bối rối và lảng ra xa sớm.
- Dùng thể lực: Để thoát khỏi kẻ bắt cóc, trẻ cũng cần có thể lực. Hãy hướng dẫn
trẻ cách dùng lực tấn công ở 3 vị trí bất lợi của đối phương là ức, cằm, hạ bộ với 4
hành động: hét, cắn, đá, chạy.
- Tuy nhiên trong trường hợp tên bắt cóc có vũ khí thì cần dạy trẻ để tránh bị
thương. Trường hợp này trẻ cũng khó gào thét, kêu cứu hãy giãy giụa nhằm thoát khỏi
kẻ xấu. Vì vậy, hãy dạy trẻ tuyệt đối không được đi theo người lạ đến nơi vắng vẻ.
- Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy thiết lập một mật mã mà chỉ ba mẹ và trẻ biết,
mật mã dễ nhớ và gần gũi với trẻ. Điều này là cần thiết để trẻ có thể đối phó được với
những kẻ buôn người.