Gây hứng thú trò chuyện về chủ đề.
- Chào mừng các bạn lớp 5 tuổi B đến với nông trại hoa của Old Macdonald.
Cho trẻ đứng dậy và hát cùng cô
=> Các con ạ! Có rất nhiều loại hoa với nhiều màu sắc hương thơm khác nhau đấy!
- Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ của mình xem cô có gì nhé!
2.Nội dung.
2.1.Làm quen với chữ cái m, n, l.
a. Làm quen chữ l.
- Cô có hình ảnh “Hoa lan” dưới hình ảnh có từ: “Hoa lan”. Cô mời các con đọc cùng cô: “Hoa lan” (2 lần).
- Từ những thẻ chữ cái cô ghép được từ: “Hoa lan”. Các con chú ý xem trong cụm từ: “Hoa lan” có chữ cái nào đã học?
- Cô mời một trẻ lên tìm và phát âm chữ đã học.
Trong từ: “Hoa lan” có những chữ cái đã học đó là chữ: o, a, còn rất nhiều chữ cái nhưng hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con 1chữ cái mới đó là chữ cái “l” còn những chữ cái khác các giờ học sau cô sẽ cho chúng mình làm quen.
+ Các con chú ý nghe cô phát âm nhé: l ( 3 lần )
- Cô phân tích cách phát âm chữ l: Khi phát âm chữ cái l lưỡi các con hơi cong rồi bật ra ngoài.
+ Các con phát âm cùng cô nào: l ( 3 lần )
+ Cô mời tổ bên tay trái cô phát âm
+ cô mời tổ phía trước mặt cô phát âm.
+ Cô mời tổ bên tay phải cô phát âm.
+ Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.
+ Mời cá nhân phát âm.
- Bạn nào giỏi cho cô biết chữ “l” có đặc điểm gì?
+ À đúng rồi chữ l gồm một nét xổ thẳng.
+ Cô nhắc lại đặc điểm chữ l.
Giới thiệu các kiểu chữ l: Đây là chữ l in thường, chữ l viết hoa, chữl viết thường. 3 chữ cái này có cách viết và cấu tạo khác nhau nhưng đều được phát âm là l. Cô mời các con phát âm cùng cô: “l” 2 lần.
b. Làm quen chữ m.
Giải đố: Hoa gì ngủ hết đông tàn
Xuân về hớn hở nhuộm vàng trời Nam.
(Là hoa gì?)
- Hoa mai nở báo hiệu điều gì?
- Cô có hình ảnh hoa mai, dưới hình ảnh có cụm từ “hoa mai”. Mời các con đọc từ “hoa mai” 2 lần.
- Từ “hoa mai” được cô sếp từ những thẻ chữ cái rời và được xếp bằng bao nhiêu chữ cái nhỉ? (trẻ trả)
- Cho trẻ đếm kiểm tra lại. Chữ cái thứ tư từ trái sang phải trong từ: “hoa mai” có tên gọi là chữ “m” mà cô muốn giới thiệu với các con.
+ Các con chú ý nghe cô phát âm nhé m ( 3 lần ).
+ Các con phát âm cùng cô nào m ( 3 lần ).
+ Cô mời tổ hoa vàng phát âm.
+ Cô mời tổ hoa đỏ phát âm.
+ Cô mời tổ hoa tím phát âm.
+ Nhóm bạn trai,nhóm bạn gái phát âm.
+ Cá nhân phát âm.
+ Bạn nào giỏi cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ “m”?
=> Chữ m có cấu tạo gồm 1 nét thẳng kết hợp với 2 nét móc trên bên phải.
+ Cho trẻ nhắc lại đặc điểm chữ m.
- Giới thiệu chữ “m”: Đây là chữ m in thường, chữ m viết hoa, chữ m viết thường. 3 chữ cái này có cách viết và cấu tạo khác nhau nhưng đều được phát âm là m.
- Cô mời các con phát âm cùng cô: “m” (2 lần).
c. Làm quen chữ n.
Cô và trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt
- Để có được những bông hoa đẹp thì các bác nông dân phải làm gì?
=> Để có được những bông hoa đẹp thì các bác nông dân phải làm việc rất vất vả như: làm đất, gieo hạt, chăm sóc; hạt nảy mầm thành cây; cây ra nụ rồi nụ nở thành hoa đấy. Vì thế các con cần phải bảo vệ các loài hoa không được bẻ cành, ngắt lá hay hái hoa khi chưa được sự đồng ý nhé!
Cô có hình ảnh nụ hoa, dưới hình ảnh có từ: “nụ hoa hồng”. Cô mời các con đọc từ “nụ hoa ” 2 lần.
- Cô cũng đã xếp được từ “nụ hoa”từ các thẻ chữ rời giống với từ “nụ hoa”trong hình ảnh.
- Cô giới thiệu với các con một chữ cái mới trong từ “nụ hoa” là chữ “n”. Cô phát âm 2 lần.
- Cô phân tích cách phát âm chữ l: Khi phát âm chữ cái ”n” lưỡi thẳng, đầu lưỡi chạm hàm trên.
+ Các con phát âm cùng cô nào : n ( 3 lần )
+ Cô mời tổ hoa vàng phát âm.
+ Cô mời tổ hoa đỏ phát âm.
+ Cô mời tổ hoa tím phát âm.
+ Nhóm bạn trai,nhóm bạn gái phát âm.
+ Cá nhân phát âm.
+ Con có nhận xét gì về cấu tạo chữ cái “n”.
=> Chữ n có cấu tạo gồm 1 nét thẳng kết hợp với 1 nét móc trên bên phải.
+ Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ n.
- Giới thiệu chữ “n”: Đây là chữ “n” in thường, chữ “n” viết hoa, chữ “n” viết thường. 3 chữ cái này có cách viết và cấu tạo khác nhau nhưng đều được phát âm là “n”. Cô mời các con phát âm cùng cô: “n”2 lần.
( khi trẻ phát âm sai cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Hôm nay cô cho các con làm quen nhóm chữ cái nào?
* So sánh chữ l, n:
- Cô cho trẻ nhận xét điểm giống và khác nhau giữa chữ l và chữ n.
+ Khác nhau: n có 1 nét móc, l không có nét móc.
+ Giống nhau: đều có nét thẳng
-Cho trẻ phát âm lại.
* So sánh chữ n, m:
- Cô cho trẻ nhận xét điểm giống và khác nhau giữa chữ m và chữ n
- Chúng mình vừa làm quen chữ cái gi?
- Bạn nào cho cô biết chữ n và m có điểm gì khác nhau?
- Bạn nào cho cô biết chữ n và m có điểm gì giống nhau?
- Khác nhau là chữ n có 1 nét móc, m có 2 nét móc.
- À đúng rồi chữ n và chữ m giống nhau là đều có nét thẳng và nét móc ở bên phải
-Cho trẻ phát âm lại
2.2. Luyện tập
- Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi.
* Trò chơi 1: Chơi cùng xúc sắc
- Cách chơi : trên mỗi mặt xúc sắc có một chữ cái vừa học, khi tung xúc sắc lên và rơi xuống đất, các con nhìn xem mặt phía trên là chữ cái nào thì các con hãy tìm thẻ chữ cái tương ứng và đọc rõ ràng chữ cái đó.
- Luật chơi : bạn nào tìm sai phải tìm lại và nếu tìm lại vẫn sai thì sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi.