Hoạt động 1: Gây hứng thú:
Các con ơi lại đây với cô nào? Cô giới thiệu với các con hôm nay có các cô giáo trong trường về dự với lớp chúng mình một buổi học đấy chúng mình cùng nổ một tráng pháo tay để chào đón các cô nào?
- Để vào buổi học ngày hôm nay, cô con mình cùng nhau hát vận động bài “ Vui đến trường”nhé.
- Hàng ngày đến trường các con thấy có vui không?
- Đến trường các con được gặp ai?
- Đúng rồi! Đến trường rất là vui, các con được gặp cô giáo và các bạn. Đến trường cô còn dạy chúng mình học và tổ chức cho chúng mình nhiều trò chơi nữa đấy?
-GD trẻ yêu quý trường lớp, luôn chăm ngoan và nghe lời cô giáo.
- Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng đi về chỗ ngồi và quan sát lên màn hình xem cô có hình ảnh gì nào.2. Hoạt động 2: Nội dung.
+ LQCC O:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh. ( Kéo co)
- Đúng rồi đây là hình ảnh các bạn đang chơi kéo co đấy. Dưới hình ảnh có từ “Kéo co” các con đọc cùng cô nào.
- Cho cả lớp đọc 2 lần.
- Cô mời 1 trẻ lên tìm 2 chữ cái giống nhau (Chữ o)
- Đây cũng là chữ cái đầu tiên cô sẽ giới thiệu cho các bạn làm quen đó là chữ O.
- Cô phát âm mẫu O.
- Đây là chữ O, các con hãy lắng nghe cô phát âm nhé. “O”, khi phát âm chữ cái o các con chú ý mở rộng miệng và tròn môi nhé.
- Cho cả lớp phát âm, từng tổ phát âm, cá nhân trẻ phát âm.
- Cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ O.
- Cô phân tích cấu tạo của chữ O là 1 nét cong tròn khép kín.
- Cho trẻ mô phỏng chữ cái o ở trên không.
- Cho trẻ làm quen với kiếu chữ O in hoa, o in thường và o viết thường.
- Cô giới thiệu chữ in hoa dùng để viết ở đầu câu, đầu dòng và viết tên riêng, chữ in thường dùng để in sách báo và để đọc, còn chữ viết thường dùng để cho các bạn tập tô tập viết đấy.
- Cho trẻ phát âm các chữ cái o.
+ LQCC Ô:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh. ( Cô giáo)
- Đúng rồi đây là hình ảnh cô giáo và các bạn đấy. Dưới hình ảnh còn có từ “Cô giáo” các con đọc cùng cô nào.
- Trong từ cô giáo cô có chữ cái mới cô muốn giới thiệu với các con, chúng mình nhìn xem đó là chữ gì?
- Đúng rồi đây là chữ Ô, chúng mình nghe cô phát âm nhé Ô.
- Cho cả lớp phát âm, từng đội phát âm, cá nhân trẻ phát âm.
- Gọi trẻ nhận xét cấu tạo của chữ Ô.
- Cô phân tích cấu tạo của chữ Ô là 1 nét cong tròn khép kín và ở trên có 1 dấu mũ, các bạn nhìn xem dấu mũ của chữ ô gồm những nét gì?
- Đúng rồi đó là 2 nét xiên. Nét xiên phải và nét xiên trái đấy.
- Cho trẻ viết mô phỏng chữ cái ô trên không.
- Cho trẻ làm quen với kiếu chữ Ô in hoa, ô in thường và ô viết thường.
+ LQCC Ơ:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh. ( Lá cờ)
- Đúng rồi đây là hình ảnh Lá cờ của nước Việt Nam mình đấy. Dưới hình ảnh còn có từ “Lá cờ” các bạn đọc cùng cô nào.
- Trong từ Lá cờ cũng có chữ cái mới cô muốn giới thiệu với các con, chúng mình nhìn xem đó là chữ gì?
- Đúng rồi đây là chữ ơ, chúng mình nghe cô phát âm mẫu nhé ơ.
- Cho cả lớp phát âm, từng đội phát âm, cá nhân trẻ phát âm.
- Gọi trẻ nhận xét cấu tạo của chữ ơ.
- Cô phân tích cấu tạo của chữ ơ là 1 nét cong tròn khép kín và ở trên có 1 nét móc.
- Cho trẻ làm quen với kiếu chữ Ơ in hoa, ơ in thường và ơ viết thường.
+ So sánh cấu tạo chữ o, ô, ơ:
- Cho trẻ so sánh chữ cái o, ô, ơ có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Cô chốt lại:
+ Giống nhau: chữ o, ô, ơ đều có cấu tạo là 1 nét cong tròn khép kín.
+ Khác nhau: Chữ o chỉ có 1 nét cong tròn, chữ ô có thêm 1 dấu mũ ở trên đầu và chữ ơ có thêm 1 nét móc dâu.
*Trò chơi.
- Vừa rồi cô thấy các con học rất là ngoan cô thưởng cho các con một trò chơi chúng mình có thích không nào?”
+ Trò chơi thứ nhất mang tên: “Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô”
- Để chơi được trò chơi này cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1 rổ đồ chơi. Cô mời các con nhẹ nhàng lên lấy rổ của mình nào.
- Chúng mình nhìn xem trong rổ đồ chơi có những gì?
- Cách chơi: Khi cô phát âm chữ cái nào thì các bạn tìm thật nhanh chữ cái đó và giơ lên phát âm nhé.
- Bây giờ cách chơi khó hơn: Khi cô nói cấu tạo các nét thì chúng mình nói chữ cái và giơ lên phát âm xem bạn nào tìm nhanh và giỏi nhất.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lượt.