Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Tên hoạt động: LÀM QUEN CHỮ CÁI O, Ô, Ơ (MT 91)
I. YÊU CẦU.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái o, ô, ơ. Trẻ nhận ra chữ cái o, ô, ơ
trong các tiếng, từ trọn vẹn và qua các trò chơi. Phân biệt được sự giống nhau
và khác nhau giữa chữ cái o, ô, ơ (MT 91).
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, trả lời trọn câu. Luyện cách phát âm,
đọc từ.
-
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp, bỏ rác đúng nơi quy định. Biết yêu
Khoá học trực tuyến tốt nhất thương quan tâm giúp đỡ bạn, vâng lời cô giáo.
* Tích hợp phương pháp dạy học steam trong giáo dục:
+ Công nghệ (T): Trẻ được tiếp cận với bài giảng điện tử làm quen chữ o- ô -ơ
trên powerpoint
+ Khoa học (S): Trẻ nhận biết, phát âm rõ và phân tích được cấu tạo chữ cái o ô - ơ.
+ Nghệ thuật (A): Cảm thụ giai điệu bài hát, bài đồng dao, trò chơi xếp chữ
bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
II. CHUẨN BỊ.
* Đồ dùng của cô:
- Ti vi.
- Giáo án điện tử làm quen chữ cái o - ô- ơ.
- Nhạc bài hát: “Vui đến trường”, học chữ “o, ô, ơ” , Walking walking. Bài
đồng dao: “ chú cuội”, “ chi chi chành chành”.
* Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ chữ cái o, ô, ơ.
- Một số nguyên vật liệu: hạt nút, vỏ hạt, hạt, vỏ sò, đá, hoa nỉ… bảng cho trẻ
chơi xếp chữ.
III/ TỔ CHỨC:
Dự kiến hoạt động của
Hoạt động của cô
trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyện cùng cô
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Chào mừng các bạn đến với sân chơi chữ cái
được tổ chức tại lớp 5-6 tuổi D ngày hôm nay. Sân
chơi của chúng mình gồm có 3 phần chơi như sau:
+ Phần 1: Khởi động
+ Phần 2: Bé vui khám phá
- Trẻ hát và vận động
+ Phần 3: Bé trổ tài.
bài: Vui đến trường.
- Bây giờ mời các bạn cùng đến với phần khởi
- Các bạn đến trường rất
động.
vui vẻ hào hứng.
- Qua bài hát các bạn cảm nhận được điều gì?
- Yêu thương, quan tâm,
giúp đỡ bạn và vâng lời cô
giáo.
- Đúng rồi! Trường mầm non Hoa Sen của chúng
ta thật đẹp, đến trường thật là vui được gặp lại bạn - Trẻ đọc đồng dao và
gặp lại cô.Vậy khi đến trường ở cùng các bạn và cô chuyển đội hình.
giáo chúng ta phải như thế nào?
- Ở trường ngoài dạy các bạn học cô còn tổ chức - Trẻ hưởng ứng cùng cô.
nhiều trò chơi nữa đấy, chúng mình cùng chơi “chi
chi chành chành” cùng cô nào.
- Kéo co
- Bây giờ mời các bạn đến với phần: Bé vui khám - Trẻ đọc từ
phá
- Trẻ lên tìm 2 chữ cái
*Hoạt động 2: Bé vui khám phá
giống nhau
* Làm quen
chữ o
- Trẻ lắng nghe.
- Đây là trò chơi gì ?
- Ở dưới hình ảnh kéo co cô cũng có từ “kéo co“
- Trẻ quan sát, lắng nghe.
- Trong từ “kéo co” có hai chữ cái giống nhau mời 1
bạn lên tìm giúp cô.
- Đây cũng là chữ cái đầu tiên cô sẽ giới thiệu cho - Trẻ chú ý lắng nghe.
các bạn làm quen đó là chữ O.
- Cô giới thiệu: Đây là chữ o in hoa, chữ o in thường - Trẻ quan sát.
và chữ o viết thường.
Chữ o tuy có nhiều cách viết - Trẻ chú ý lắng nghe.
khác nhau nhưng đều phát âm là o.
- Chữ o viết thường và chữ o in hoa hôm sau các
bạn sẽ được học, hôm nay các bạn sẽ được làm quen - Trẻ phát âm
với chữ o in thường.
- Cô trình chiếu chữ o trên màn hình cho trẻ quan
- Trẻ sờ chữ o.
sát.
- Để phát âm đúng chữ o, các bạn mở tròn miệng, - Mời 2-3 trẻ nhận xét.
lấy hơi và bật hơi nhẹ nhàng để phát ra tiếng “O”. - Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ thực hiện động tác
- Cô phát âm mẫu chữ o.
- Mời cả lớp - tổ - nhóm - cá nhân phát âm.( Cô sửa mô phỏng.
- Trẻ nhắc lại.
sai cho trẻ)
- Trẻ phát âm.
- Cho trẻ phát âm lại chữ o.
- Trẻ chuyền tay nhau sờ chữ o (cô hướng dẫn trẻ - Trẻ quan sát và tìm chữ
o.
sờ từ trái sang phải )
- Các con có nhận xét gì về chữ o?
- Cấu tạo chữ O: là 1 nét cong tròn khép kín.
- Cả lớp nhắc lại cấu tạo chữ o và làm động tác mô
phỏng chữ o trên không.
- Mời trẻ nhắc lại cấu tạo chữ o.
- Trẻ trả lời.
- Cho trẻ phát âm chữ cái o.
* Trò chơi cũng cố: trẻ tìm chữ o xung quanh lớp.
- Chữ ô
* Làm quen chữ Ô:
- Đố: “ Ai người đến lớp
Chăm chỉ sớm chiều
Dạy bảo mọi điều
Cho con khôn lớn “
Đố là ai?
- Cô có hình Cô giáo và từ “Cô giáo”
- Trong từ “cô giáo” có chữ cái mới cô muốn giới
thiệu với các bạn, chúng mình nhìn xem đó là chữ
gì?
- Cô giới thiệu: Đây là chữ ô in hoa, chữ ô in
thường và chữ ô viết thường. Chữ ô tuy có cách viết
khác nhau nhưng đều phát âm là ô.
- Cô trình chiếu chữ ô trên màn hình cho trẻ quan
sát.
- Để phát âm đúng chữ Ô, mở tròn miệng, 2 môi hơi
đưa ra phía trước với độ rộng vừa phải, lấy hơi
để phát ra âm “Ô”.
- Cô phát âm mẫu
chữ ô.
- Mời cả lớp - tổ - nhóm - cá nhân phát âm.( Cô sửa
sai cho trẻ)
- Cho trẻ phát âm lại chữ ô.
- Cho trẻ tìm chữ ô trên mảng tường và sờ chữ ô
( cô hướng dẫn cách sờ chữ)
- Các con có nhận xét gì về chữ ô?
- Cấu tạo chữ ô: là 1 nét cong tròn khép kín, phía
trên có dấu mũ là 1 nét xiên trái và 1 nét xiên phải.
- Cả lớp nhắc lại cấu tạo chữ ô và làm động tác mô
phỏng chữ ô trên không.
- Mời trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ô.
- Cho trẻ phát âm chữ cái ô.
* So sánh chữ o-ô
- Cho trẻ phát âm o-ô
- Các bạn nhìn xem chữ o và chữ ô giống và khác
nhau ở điểm nào?
- Giống nhau: Đều có nét cong tròn khép kín.
- Khác nhau: chữ o không có dấu mũ, còn chữ ô có
dấu mũ.
Chữ o đọc là o, chữ ô đọc là ô.
- Cho trẻ nhắc lại sự giống và khác nhau
* Trò chơi cũng cố: Chữ gì biến mất.
- Trên đây cô có nhiều chữ cái, khi cô cho các chữ
cái quay, các bạn chú ý quan sát thật kỹ và đoán
xem chữ gì biến mất nhé.
- Cho trẻ phát âm lại sau mỗi lần chơi.
* Làm quen chữ ơ :
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ phát âm
- Trẻ xếp hàng lên sờ chữ
ô.
- Mời 2-3 trẻ nhận xét.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ thực hiện động tác
mô phỏng.
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ phát âm.
- Trẻ phát âm.
- Trẻ so sánh
- Trẻ nhắc lại điểm giống
và khác nhau.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ phát âm.
- Chữ ơ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ phát âm
- Trẻ sờ chữ ơ.
- Mời 2-3 trẻ nhận xét.
- Trên vòng quay còn lại chữ cái gì?
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Đây là chữ ơ mà hôm nay chúng ta làm quen.
- Trẻ thực hiện động tác
- Cô giới thiệu: Đây là chữ ơ in hoa, chữ ơ in thường mô phỏng.
và chữ ơ viết thường. Chữ ơ tuy có cách viết khác - Trẻ nhắc lại.
nhau nhưng đều phát âm là ơ.
- Trẻ phát âm.
- Cô trình chiếu chữ ơ trên màn hình cho trẻ quan
- Trẻ phát âm.
sát.
- Để phát âm đúng chữ ơ, mở tròn miệng, phần đầu - Trẻ so sánh
lưỡi sẽ chạm vào khuôn miệng và bật ra hơi để tạo - Trẻ nhắc lại điểm giống
thành âm ơ
và khác nhau.
- Cô phát âm mẫu
chữ ơ.
- Mời cả lớp - tổ - nhóm - cá nhân phát âm.( Cô sửa - Trẻ tham gia đọc và
sai cho trẻ)
chuyển đội hình
- Cho trẻ phát âm lại chữ ơ.
- Trẻ chuyền tay nhau sờ chữ ơ (cô hướng dẫn trẻ sờ
từ trái sang phải )
- Trẻ đi lấy thẻ chữ cái và
- Các con có nhận xét gì về chữ ơ?
- Cấu tạo chữ ơ: là 1 nét cong tròn khép kín, có 1 nét chuyển đội hình vòng
tròn.
móc bên phải.
- Cả lớp nhắc lại cấu tạo chữ ơ và làm động tác mô - Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ tham gia chơi cùng
phỏng chữ ơ trên không.
cô.
- Mời trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ơ.
- Cho trẻ phát âm chữ cái ơ.
- Trẻ về 3 nhóm
* So sánh chữ ô - ơ
- Trẻ xếp chữ theo yêu
- Cho trẻ phát âm ô, ơ
cầu
- Các bạn nhìn xem chữ ô và chữ ơ giống và khác
nhau ở điểm nào?
- Trẻ cất đồ dùng
- Giống nhau: Đều có nét cong tròn khép kín.
- Khác nhau: chữ ô có dấu mũ, còn chữ ơ có dấu
móc.
Chữ ô đọc là ô, chữ ơ đọc là ơ.
- Cho trẻ nhắc lại sự giống và khác nhau
* Trò chơi cũng cố: luyện chữ ơ qua bài đồng dao”
chú cuội ngồi góc cây đa”
* Hoạt động 3: Bé trổ tài.
* Trò chơi: Chọn nhanh nói đúng
- Để tham gia trò chơi này mời các bạn hãy đi lấy 1
thẻ chữ cái nào.
- Cô giới thiệu cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Trò chơi: xếp chữ.
- Trẻ về 3 nhóm lấy đồ dùng
- Cô nói cấu tạo chữ và yêu cầu trẻ xếp chữ cái đó
- Cho trẻ chơi xếp chữ 1-2 lần.
* Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ cất đồ dùng.
- Cho trẻ hát bài o,ô,ơ và kết thúc hoạt động.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUYÊN MỘC
TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN
----------
GIÁO ÁN KIỂM TRA
Chủ đề :
TRƯỜNG MẦM NON HẠNH
PHÚC
MÔN: LÀM QUEN CHỮ CÁI
TÊN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ O,Ô,Ơ ( mt
91)
Ngày thực hiện: 01/10/2024
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương
Lớp: 5 – 6 Tuổi D
Năm Học: 2024-2025