GIÁO ÁN THAO GIẢNG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG STEAM
Đề tài: VĐCB: Bật qua vật cản
TCVĐ: Ai nhanh hơn
Ngày thực hiện: 24/10/2024
Năm học 2024-2025
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG STEAM
Đề tài: VĐCB: Bật qua vật cản
TCVĐ: Ai nhanh hơn
Lứa tuổi: Trẻ MGN 4-5 tuổi – Lớp B3
Thời gian: 25-30 phút
Người thực hiện: Hoàng Thị Thực
Dương Thị Loan
Ngày thực hiện: 24/10/2024
1. Các yếu tố Steam
* Khoa học (S)
- Tên gọi của bài vận động, cách bật, lợi ích của vận động đối với cơ thể.
- Tên gọi, chất liệu của các đồ dùng làm vật bật
* Công nghệ (T)
- Hồ dán
- Lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra vật cản.
* Kỹ thuật (E)
- Biết đưa 2 tay ra trước ra sau, đầu gối khuỵu, nhún bật cao qua vật cản. Tiếp đất
bằng mũi bàn chân rồi cả bàn chân và đưa tay ra phía trước để giữ thăng bằng,
không để chân chạm vào vật cản.
* Toán (M)
- Quay phải, quay trái, đằng sau. Điểm số 1, 2.
- Màu sắc
- Trên, dưới, trước, sau
- Đếm số lượng
* Nghệ thuật (A)
- Trẻ cảm nhận âm nhạc khi tham gia chơi trò chơi.
+ Các kỹ năng trong thế kỷ 21.
- Kĩ năng thực hiện theo nhóm.
- Kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
2. Nguyên vật liệu
- Ti vi, máy tính
- 1 xắc xô
- 20 quả bóng, 2 đường rộng 40cm, ống giấy
- Gậy thể dục, miếng xốp nhỏ, cuộn chỉ, mêka
- 6 đường vạch chuẩn dài, 3 vạch chuẩn ngắn
- 3 bảng ghi chép, hồ dán, hình ảnh các bước bật qua vật cản, khăn lau tay
3. Quy trình 5 E
Hoạt động của cô
E1: Thu
hút
E2:
Khám
phá
- Giới thiệu khách.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Vũ điệu hóa đá”
* Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn theo cô, khi vòng tròn
khép kín cô đi ngược chiều với trẻ kết hợp
các kiểu đi, sau đó về 2 hàng dọc, quay phải,
quay trái, quay đằng sau, quay phải, điểm số
1,2 tách thành 4 hàng ngang.
* BTPTC: Kết hợp bài hát: Bé khỏe bé
ngoan
-Tay: 2 tay đưa ngang - lên cao
(2x8 nhịp)
- Bụng : 2 tay đưa sang ngang
nghiêng người sang hai bên (2x8
nhịp)
- Chân: 2 tay đưa về phía trước mặt khuỵu gối xuống (2L x 8 nhịp)
- Bật: Tại chỗ (3l x 8n)
- Cô cho trẻ về 3 nhóm
+ Các con nhìn xem giờ học hôm
nay cô đã chuẩn bị những nguyên
vật liệu gì? Được làm bằng chất liệu
gì? Màu gì?
- Vậy với những chiếc gậy thể dục
và miếng xốp, mê ka…này theo các
con,các con sẽ làm gì?
- Hôm nay các con sẽ tập bài vận
động gì?
- Cô giới thiệu bài vận động cơ bản:
Hoạt động của trẻ
- Trẻ chào khách.
-Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi vòng tròn
- Trẻ tập bài tập phát triển
chung cùng cô cùng cô.
- Trẻ về 3 nhóm
- Trẻ trả lời .
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
“Bật qua vật cản”
- Muốn Bật qua vật cản thì các con
bật như thế nào?
- Cô mời 3 bạn đại diện 3 nhóm lên
lựa chọn nguyên vật liệu mà cô đã
chuẩn bị để về lắp ghép và thảo
luận xem chúng mình bật như thế
nào nhé.
+ Con lắp như thế nào? Con lắp
được gì?
- Các con sẽ bật như thế nào? Đầu
tiên tư thế chuẩn bị là gì? Tiếp theo
là gì?
E3. Giải
thích
E4. Áp
dụng
- Cô mời các bạn đội trưởng lên
chia sẻ kết quả bảng ghi chép của
nhóm mình theo bảng đã ghi chép
được
- Cô nhận xét kết quả trẻ chia sẻ
- Cô chốt lại: TTCB: 2 chân đứng tự nhiên, 2
tay từ trước ra sau, đầu gối hơi khuỵu. Khi
hiệu lệnh "Bật" thì nhún bật cao qua vật cản.
Tiếp đất bằng mũi bàn chân rồi cả bàn chân
và đưa tay ra phía trước để giữ thăng bằng.
Khi bật, chú ý không để chân chạm vào vật
cản.
- Tổ chức cho trẻ thực hiện
+ Lần 1: Cả lớp thực hiện
+ Lần 2: Cho từng nhóm lần lượt thực hiện
+ Lần 3: Lần lượt 2 trẻ thực hiện (Bật theo
khả năng trẻ, qua vật cản có độ cao khác
nhau)
* Chú ý: Sau mỗi lần trẻ tập cô quan sát,
động viên khuyến khích để trẻ thực hiện tốt
hơn và sửa sai cho trẻ (nếu có)
- Hỏi trẻ lại tên vận động
- Cho 1 – 2 trẻ khá lên thực hiện lại vận động
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cô có gì đây? Với những quả bóng
- Trẻ lựa chọn nguyên vật
liệu làm vật cản
- Trẻ trả lời
- Đại diện từng nhóm lên
trình bày
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp thực hiện
- Từng nhóm thực hiện
- Lần lượt 2 trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
E5. Đánh
giá
này các con sẽ chơi trò chơi gì?
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội, đứng 2
hàng ngang. Phía trước các con là các quả
bóng, khi cô nói: Tay đâu là tay đâu? Các
con nói: Tay đây là tay đây. Khi cô nói: Tay
để vị trí nào thì các con nhanh tay để ở vị trí
đó. Khi cô nói tay lấy bóng thì các con phải
nhanh tay lấy bóng. Đội nào lấy được nhiều
bóng là đội chiến thắng.
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy 1 quả
bóng.
- Cô cho trẻ chơi
- Cô quan sát trẻ chơi
- Cô kiểm tra kết quả và động viên khuyến
khích trẻ
- Cô hỏi trẻ vừa được chơi trò chơi gì?
* Hồi tĩnh :
Trẻ ngồi thành vòng tròn, thư giãn cùng giai
điệu nhạc thiền.
-Các con vừa thực hiện bài vận
động cơ bản gì?
- Các con được chơi trò chơi gì?
- Các con cảm thấy như thế nào khi
tham gia hoạt động
- Các con thích học bài vận động gì
vào tiết học sau?
=> Giáo dục trẻ có thói quen tích cực vận
động, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để
nâng cao sức khỏe.
- Cô cho trẻ chào khách.
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi.
- Cô nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ thư giãn cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chào khách.