PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
TRƯỜNG MẦM NON HỮU NGHỊ
BÁO CÁO
Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi học
tốt môn âm nhạc tại trường Mầm non Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi
CẤU TRÚC CỦA BIỆN PHÁP
Lý do hình thành biện pháp
Nội dung biện pháp
Hiệu quả của việc thực hiện biện pháp
Kết luận của biện pháp
I. LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
1. Cơ sở lí luận:
Âm nhạc là một món ăn tinh thần có trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta, mang đến cho chúng ta những giây phút thư giãn thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước và con người. Với trẻ cũng vậy, âm nhạc là một thế giới kỳ diệu, một cái nôi nhiều màu sắc và tràn đầy cảm xúc. Thổi nhẹ vào những tâm hồn ngây thơ, trong sáng và luôn luôn vui vẻ của trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi, âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
I. LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong giáo dục mầm non, âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Vì âm nhạc mang lại cho trẻ tình cảm và sự đam mê, những kĩ năng đơn giản trong hoạt động âm nhạc, thể hiện dược tính hồn nhiên, chân thực và biểu cảm khi trình bày các tác phẩm
Năm học 2020 – 2021, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi. Ngay từ đầu năm học, khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc, tôi thấy đa số trẻ chưa hát đúng giai điệu bài hát, trẻ khó nhớ lời và giai điệu bài hát, nhiều trẻ còn thờ ơ, chưa hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc, do đó chất lượng tổ chức các giờ hoạt động của lớp tôi chưa đạt hiệu quả cao
Vậy làm thế nào để thu hút sự hứng thú của trẻ tham gia vào các giờ hoạt động âm nhạc, giúp trẻ yêu thích các bản nhạc đó là điều khiến tôi luôn trăn trở và băn khoăn. Xuất phát từ lí do đó nên tôi đã lựa chọn “ một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại trường mầm non Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình” để năng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
I. LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
3.Mục đích của việc lựa chọn biện pháp:
Giáo viên hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng việc giáo dục âm nhạc đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non, biết vận dụng các phương pháp và hình thức linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc. Biết lựa chọn các bài hát, bản nhạc phú hợp với khả năng và nhận thức của trẻ. Biết tạo ra môi trường học tập đa dang, phong phú cho trẻ hoạt động. Khơi gợi cho trẻ niềm say mê, hứng thú với các bài hát, bản nhạc gần gũi quen thuộc. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ khi ở nhà
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Tạo môi trường học tập , rèn luyện âm nhạc cho trẻ
- Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường gần gũi, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. Sắp xếp và bố trí góc âm nhạc xa những góc yên tĩnh, có thể để giấy báo, phế liệu có kích cỡ lớn để trẻ sáng tạo váy… theo ý tưởng của trẻ, phục vụ cho lễ hội hóa trang, nhảy múa tự do
- Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh từ các loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Các dụng nhà bếp, các loại đá tạo ra các âm thanh khác nhau, để trẻ cảm nhận các loại âm thanh đó. Chú ý thay đổi dụng cụ âm nhạc, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau theo chủ đề tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa
- Sưu tầm các loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca…các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh, hình ảnh cho trẻ quan sát
- Tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng,mong muốn của trẻ, khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hoặc gõ đệm bài hát khi sử dụng, phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau trong hoạt động
2. Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ trên các tiết học
- Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc đối với trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, năng khiếu âm nhạc, biết truyền đạt, thể hiện tác phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Việc tổ chức một tiết học âm nhạc nhẹ nhàng, linh hoạt sẽ dễ dàng giúp trẻ tiếp thu, hứng thú học mà không bị nhàm chán. Để thu hút sự chú ý của trẻ, khi vào bài tôi sử dụng đồ dùng vật thật hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy
- Tôi lựa chọn hình thức phù hợp với độ tuổi của trẻ, biết vận dụng các hình thức động và tĩnh xen lẫn để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi tham gia hoạt động
- Với tiết dạy hát trước khi tổ chức cô thuộc bài hát, có 1 số động tác minh họa nội dung bài hát nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh đó, cô cũng phải chuẩn bị đồ dùng để trẻ sử dụng trong quá trình hoạt động. Với bài hát vùng miền, cô cần chuẩn bị trang phục nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Còn với bài vận động, cô lựa chọn động tác phù hợp với trẻ. Trong giờ học tôi luôn tuyên dương và động viên khích lệ trẻ học, không chê trẻ mà nhẹ nhàng sửa sai với trẻ thực hiện chưa đúng. Trong giờ học, tôi luôn quan sát xem cháu có hứng thú hoạt động không? Tìm hiểu lí do và tìm cách đưa trẻ hòa nhập với bạn, dần dần tôi thấy trẻ rất thích học giáo dục âm nhạc
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
3. Tổ chức cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi và dưới các hình thức khác nhau
Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải qua một quá trình: Học và chơi – tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi như tập thể dục sáng, đi dạo chơi, trong giờ học, trước giờ ăn, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Càng không thể bắt trẻ ngay lập tức cảm thụ bài hát được qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy, giờ hoạt động góc là một giờ rất cần thiết cho trẻ có thời gian lắng nghe lại để có thể cảm thụ bài hát một cách tốt nhất
- Góc âm nhạc: Cô cho trẻ xem thêm hình ảnh những cô giáo miề xuôi, cho trẻ lắng nghe nhạc lần nữa bằng tai phone, trẻ sẽ đắm mình vào thế giới âm nhạc và sẽ máu hát, vận động tốt hơn
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
4. Lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác
- Ở các môn học khác, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung cho môn học đó. Vì vậy, tôi thường xuyên chú ý lựa chọn các bài hát, bản nhạc cho phù hợp để lồng ghép các môn học khác làm cho tiết học thêm sinh động thu hút được sự hứng thú của trẻ hơn
Việc đưa âm nhạc vào trong các giờ hoạt động tạo hình, khám phá khoa học và các môn học khác đã kích thích sự sáng tạo, gợi mở, phát triển trí tưởng tượng khi vẽ, nặn, xé, cắt, dán và giáo dục trẻ tình cảm trước cái đẹp, tình yêu với mọi vật xung quanh và bảo vệ chúng…góp phần tạo cho trẻ cảm xúc với cuộc sống
- Mọi tiết học đều có thể tích hợp với hoạt động giáo dục âm nhạc, thông qua việc gáo dục âm nhạc, trẻ sẽ dần cảm thụ âm nhạc tốt hơn. Ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen với kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái, ham thích học hơn
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ
- Với tôi sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là với trẻ lứa tuổi này, trẻ rất nhanh quên nếu như không có ai nhắc cho trẻ nhớ. Thông qua phụ huynh giáo viên có thể biết được những tâm sinh lí của trẻ đó và ngược lại, thông qua giáo viên phụ huynh có thể biết được việc học của con em mình. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng là một nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ đóng góp những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương khi làm đồ dùng đồ chơi để giúp đỡ việc học của con em mình được tốt hơn. Để việc phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên tốt hơn, tôi lên kế hoạch cần phối hợp hàng tháng ở bảng tin cha mẹ cần biết để cha mẹ phối hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ
III. Hiệu quả của biện pháp
* Đối với trẻ:
Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động âm nhạc, trẻ mạnh dạn hơn, gần gũi với cô, không e dè, sợ sệt nữa, những trẻ lười vận động đã tích cực hoạt động hơn, có tiến bộ rõ rệt hơn, trong các giờ hoạt động với âm nhạc trẻ tự tin hơn khi biểu diễn, biết vận động và nhún nhảy theo nhạc, biết sử dụng nhạc cụ và biểu diễn rất tự tin, hào hứng khi tham gia biểu diễn múa cùng cô, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi.
* Đối với giáo viên:
Bản thân tôi đã hiểu rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động giáo dục âm nhạc đói với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Biết vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức một cách linh hoạt sáng tạo, biết tạo ra một môi trường học tập trong và ngoài lớp đa dạng và phong phú. Biện pháp mà tôi đưa ra đã được ban giám hiệu nhà trường đánh giá là đạt hiệu quả cao trong giảng dạy
* Đối với phụ huynh:
Hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, tích cực phối hợp cùng với giáo viên trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, ủng hộ đồ dùng nguyên vật liệu để làm đồ dùng dụng cụ âm nhạc phục vụ tốt cho các hoạt động âm nhạc ở trường, ở lớp.
IV. Kết luận của biện pháp
1. Kết luận
Âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ được nghe nhạc từ còn nằm trong nôi nên đối với trẻ âm nhạc hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo dức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện
Thông qua việc áp dụng “ một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc” tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, trẻ hoạt động rất thoải mái và tự tin. Các cháu đã có nhiều tiến bộ, luôn tự tin, mạnh dạn, hứng thú tham gia các hoạt động như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời...cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều, nhất là phát triển khả năng tai nghe nhạc của các cháu rất tốt. Thể hiện mỗi khi có đàn học ở lớp hay thể dục theo lời ca vào buổi sáng, các cháu đều vào nhạc rất khớp. Nhận ra các âm thanh trong thiên nhiên như tiếng lá rới, tiếng suối chảy...các cháu thuộc các bài hát, bài múa, bài vận động, các trò chơi âm nhạc, các trò chơi âm nhạc có trong chương trình, biết thể hiện cảm xúc những bài hát đơn giản
* Trong quá trình thực hiện, tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau:
+ Cô giáo nắm vững phương pháp, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho công việc giảng dạy
+ Luôn chú trọng vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ, luôn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức để lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động.
+ Khi dạy trẻ hát, cô phải hát đúng mẫu, biết kết hợp điệu bộ minh họa phù hợp với nội dung bài hát
+ Cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc
+ Thông qua các hoạt động góc và hoạt động ngoài trời giúp trẻ hiểu biết thêm về âm nhạc và củng cố những kiến thức đã học
+ Tận dụng các biện pháp lồng ghép các môn học khác sao cho phù hợp và gây hứng thú đối với trẻ.
+ Trao đổi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp
+ Cô giáo cần tích cực sưu tầm nhiều hình ảnh tư liệu có liên quan đến chủ đề âm nhạc cần truyền đạt cho trẻ
+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh để phối hợp giữa gia đình và nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ.
IV. Kết luận của biện pháp
2. Đề xuất/kiến nghị
Đối với nhà trường: Tổ chức cho giáo viên tham quan các trường mầm non đã thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm
-Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Hòa Bình: Tổ chức chuyên đề về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non để giáo viên được học tập, trao đổi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Tiết hoạt động âm nhạc: Trẻ hát kết hợp sử dụng nhạc cụ
Giờ tạo hình: Tô màu cái bát, kết hợp cho trẻ nghe nhạc bài hát " đồ dùng bé yêu"
Cô và các bé cùng quan sát và trò chuyện về cây xanh
trong buổi hoạt động ngoài trời
Hình ảnh góc nghệ thuật
Xin trân trọng cảm ơn!