GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Làm bàn tay rô bốt cử động
Đối tượng: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30- 35 phút
GV dạy: Nguyễn Thị Phương Dung
Đơn vị Trường: Trường Mầm Non TT Nam Giang
NĂM HỌC 2024 - 2025
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
GIÁO ÁN STEAM(EDP)
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Làm bàn tay rô bốt cử động
Đối tượng: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30- 35 phút
GV dạy: Nguyễn Thị Phương Dung
Đơn vị Trường: Trường Mầm Non TT Nam Giang
1)Mục đích.
-Kiến thức:
+ Trẻ biết cấu tạo, cơ chế hoạt động của bàn tay(S)
+ Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc tại sao phải tạo ra bàn tay robot
+ Trẻ biết thiết kế bàn tay robot, láp ráp bàn tay rô bốt từ các từ các nguyên
liệu(T)
+ Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm(E)
+ Trẻ biết vẽ, trang trí sản phẩm.(A)
+Trẻ biết đếm số lượng trong phạm vi 5, biết đo đạc kích thức và tỷ lệ(M)
- Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng vẽ phối hợp các nét cong, nét xiên, nét ngang, nét thẳng, kỹ
năng cát dán tạo ra sản phẩm (E)
+ Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp.
- Thái độ:
+ Khuyến khích sự tự tin, tinh thần hợp tác và sáng tạo.
+Tôn trọng ý tưởng và sản phẩm của bạn bè.
+Trẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao
+Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
2) Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô:
+ Nhạc bài hát “one little finger, ống hút, dây len, bút chì, băng dính
+ Hình ảnh minh họa về bàn tay rô bốt.
+ Sơ đồ hướng dẫn làm bàn tay rô bốt
+ Hình ảnh các bạn nhỏ bị khuyết tật về tay
- Đồ dùng của trẻ: Bàn ghế ngồi theo 3 nhóm. Mô hình bàn tay từ giấy bìa cứng,
ống hút, dây len, bút chì, băng dính, keo, kéo…
3) Tiến hành.
Dự kiến hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
*1. Hỏi:
- Cô giới thiệu và dẫn vào bài.
- Cô cùng trẻ vận động theo bài “one little finger "cô hỏi
trẻ.
+ Các con vừa vận động bài gì nhỉ?
Trẻ chứ ý nghe và hưởng
ứng
Trẻ hát và vận động cùng
cô
+ Bài hát nói về bộ phận nào?
+ Khi vận động chúng mình đã sử dụng bộ phận nào của
cơ thể chúng mình?
Cô cho trẻ xem hình ảnh về bạn nhỏ bị khuyết tật tay và
hỏi trẻ
+ Các con bạn nhỏ bị làm sao?
-Bạn nhỏ không may bị khuyết tật ở tay như vậy các con
có cách nào để giúp bạn?
2. Tưởng tượng
Hôm trước các con đã được tìm hiểu về bàn tay.
+ Ai còn nhớ gì về đặc điểm, cấu tạo, cử động của bàn tay
Trẻ trả lời.
chia sẻ cho cô và các bạn nào?
+ Tại sao bàn tay cử động được không?
Trong hoạt động hôm trước lớp mình đã biết được đặc
điểm, cấu tạo, cử động của bàn tay. Cả lớp cũng đã vẽ
được bàn tay rất xinh đấy! Và chúng mình cũng thống
nhất làm bàn tay rô
bốt cử động được để giúp các bạn nhỏ
bị khuyết tật tay, chúng mình cùng xem qua hình ảnh giờ
hoạt động hôm trước của chúng mình nào.
Hôm nay các con đã sẵn sàng làm bàn tay robot cử động
được chưa nào?
+ Con sẽ làm bàn tay robot cử động được như thế nào?
+ Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì để làm bàn tay robot
cử động được?
3. Thiết kế
Trẻ chú ý lắng nghe và trẻ
lời cô.
Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ trả lời cô
- Với những mô hình bàn tay các con đã thiết kế ở giờ học
trước. Thì chúng mình cùng quan sát xem đã cử động
Trẻ trả lời cô
được chưa nào?
-Để cử động được chúng mình sẽ làm như thế nào?
-Bạn nào nêu được ý tưởng của mình nào?
-Cô cho trẻ quan sát mô hình bàn tay rô bốt của cô và hỏi
trẻ: Mô hình bàn tay có mấy ngón?
Các đốt ngón tay cô làm từ vật liệu gì? Để ngón tay cử
động được cô còn dùng thêm gì nữa?
- Để ngón tay cử động được cô đã gập ngón trỏ làm 3
đoạn, sau đó cô cắt 3 đoạn ống hút đoạn nhỏ dính vào 3
đoạn vừa gập, cô làm tương tự với các ngón khác. Để
ngón tay cử động được cô lấy 1 sợi dây len buộc cố định
đầu trên vào ống hút trên cùng sau đó luồn qua các ống
hút còn lại từ trên xuống dưới, chúng mình cùng xem bàn
tay rô bốt của cô có cử động được không nào. Chúng
mình đã sẵn sàng làm bàn tay bằng rô bốt ử động được
chưa nào chưa nào?
4. Chế tạo:
- Cô cho trẻ về 3 nhóm thực hiện. Cô mời 3 bạn trưởng
nhóm lên chọn nguyên vật liệu về nhóm mình nào.
Trẻ chú ý lắng nghe và trả
lời cô.
Trẻ trả lời.
- Cô bao quát lớp và động viên trẻ.
Trẻ thực hiện
+ Các con làm bàn tay robot từ vật liệu gì?
+ Con làm các đốt ngón tay như thế nào?
+ Ngón cái có mấy đốt ngón tay?
Trẻ trả lời cô
+ Làm sao để bàn tay cử động được?
5.Cải tiến:
-Cô mời các tổ mang sản phẩm của tổ mình lên. Các
nhóm giới thiệu sản phẩm và cách hoạt động: "Sản phẩm
của các con có gì đặc biệt?"
-Thử nghiệm hoạt động của sản phẩm.
Trẻ mang sản phẩm của
nhóm mình lên và trình
bày cách hoạt động của
sản phẩm.
-Cho trẻ nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn.
Nếu trẻ làm chưa xong hoặc chưa đủ yêu cầu, hoặc không
cử động được cô đặt câu hỏi để trẻ tìm phương án khắc Trẻ nêu ý tưởng
phục: Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào?
- Nếu làm tiếp con sẽ làm gì?
Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa.
Kết thúc cô cho trẻ cất đồ dùng và cùng hát bài "đôi bàn Trẻ thu dọn đồ dùng
tay " cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay.