BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG
BỆNH THỦY ĐẬU
- Bệnh thuỷ đậu do một loại siêu vi mang tên Valicella Rota
vi rút gây nên
- Bệnh thuỷ đậu do một
loại siêu vi mang tên Valicella Rota vi rút gây nên, thuỷ đậu là một bệnh rất
dễ lây truyền.Khi một người mang siêu vi thuỷ đậu nói, hắt hơi hoặc ho thì các
siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi người khác hít
phải bệnh đó sẽ lây bệnh ngay.
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn trẻ em.
- Bệnh có thể rải
rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ
sinh kém.
1. Triệu chứng và dấu
hiệu của bệnh:
- Triệu chứng thường xuất
hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
- Biểu hiện của bệnh:
+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2
ngày.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán
ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
+ Ban thuỷ đậu thường
dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.
+ Đầu tiên ban mọc ở đầu,
mặt, cổ, thân người và các chi.
+ Ban thuỷ đậu thường rất
ngứa.
Biến
chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị biến
chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho
dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn
dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn
có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não...
2. Điều trị bệnh:
+ Chống nhiễm khuẩn, hạ
sốt, an thần.
+ Tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ
nên chấm xanhmethylen hoặc hồ nước.
+ Nên cách ly người bệnh
từ 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.
+ Luôn mặc quần áo thoáng
mát, tránh nước và gió cho người bệnh.
3. Phòng bệnh:
Còn về cách phòng bệnh
chúng ta nên làm gì? Các em lưu ý nên tránh xa người bệnh đang bị thuỷ đậu, để
tránh sự lây truyền. Vì vậy nếu chẳng may các em hay người nhà mắc bệnh thì cần
tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
+ Vệ sinh cá nhân sạch
sẽ.
+ Ăn uống đủ chất, uống
nhiều nước trong ngày.
+ Vệ sinh phòng học
thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.
- Đối với trẻ em: nên cắt
móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay
trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các
nốt phỏng nước.
- Ăn các thức ăn mềm,
lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
- Dùng dung dịch xanh
Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
- Trường hợp sốt cao, có
thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của
thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt
rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh... Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin
để hạ sốt.
- Nếu bệnh nhân cảm thấy:
Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên
đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.