1. Triệu chứng nóng gan thường gặp
Nóng gan là tình trạng bất thường ở gan, gây ra các rối loạn trong chức năng hoạt động của bộ phận này. Đặc điểm của tình trạng nóng gan thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu và có các triệu chứng khó phân biệt với bệnh lý thông thường. Để phát hiện sớm bất thường ở gan, chúng ta có thể lưu ý một số biểu hiện như sau:
Nóng gan khiến da dễ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy
- Da thường xuyên nổi mẩn đỏ, kèm triệu chứng ngứa râm ran các vị trí như mặt, cánh tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ, ngực,… Tình trạng da nổi mẩn kéo dài khiến mức độ ngứa nhiều hơn và có thể lan rộng.
- Nổi các mảng mề đay trên da thường dễ nhầm lẫn với tình trạng dị ứng da.
- Da nổi mụn bất thường trên mặt, lưng, cổ,…
- Vàng da, vàng mắt xuất hiện khi tình trạng nóng gan kéo dài mà chưa được điều trị đúng cách và đây cũng là cảnh báo dấu hiệu của bệnh lý về gan.
- Thay đổi màu phân, nước tiểu thành màu sẫm hơn bình thường là dấu hiệu phổ biến của bệnh gan mà ít người lưu ý. Nguyên nhân là do khi gan bị tổn thương gây tắc mật khiến bilirubin không được chuyển hoá đúng cách, từ đó hấp thu vào máu và đi theo đường phân, nước tiểu ra ngoài.
- Trướng bụng do xơ gan hoặc rối loạn chức năng gan khiến phần bụng phình to và căng cứng, đồng thời có cảm giác đau khi chạm vào vùng bụng vị trí gần gan.
- Dấu hiệu tiêu hoá kém ở bệnh nhân gan giai đoạn đầu thường dễ bị nhầm lẫn do ăn uống. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương khiến suy giảm chức năng hệ tiêu hoá, gây ra triệu chứng như: khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn, ăn mau no, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,…
2. Nóng gan uống gì để cải thiện?
Chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố quan trọng cần lưu ý đối với người đang trong tình trạng nóng gan hoặc có các dấu hiệu bệnh lý ở cơ quan này. Cùng tham khảo nóng gan uống gì để cải thiện với các thức uống dưới đây nhé.
Nóng gan uống gì để cải thiện là thắc mắc của nhiều người
2.1. Nước lọc
Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể mỗi người. Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp quá trình chuyển hoá ở gan, thận diễn ra thuận lợi và an toàn. Đây cũng chính là giải pháp hàng đầu để giúp cải thiện tình trạng nóng gan. Lượng nước nên uống mỗi ngày là khoảng 1.5 - 2 lít. Lưu ý sử dụng nước suối đóng chai hoặc nước đã đun sôi, lọc kỹ, hạn chế sử dụng các loại nước ngọt như trà sữa, nước có ga,...
2.2. Nước trà xanh
Ngoài nước lọc thì người dùng có thể uống các loại trà xanh tự nhiên để thay đổi khẩu vị và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe gan. Cụ thể, trong trà xanh giàu EGCG có khả năng chống stress oxy hoá ở tế bào gan. Đồng thời hoạt chất này còn có khả năng hỗ trợ cải thiện tế bào gan bị tổn thương và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt đối với người béo phì, thường xuyên dùng rượu bia, thức khuya,... nên sử dụng khoảng 3 - 4 tách trà xanh (50 ml/tách) để giúp cải thiện và bảo vệ gan.
Trà xanh giàu chất chống oxy hoá hỗ trợ cải thiện gan
2.3. Trà bồ công anh
Bồ công anh là loại thảo dược mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với gan. Trong đó, thành phần polysaccharides của bồ công anh có khả năng cải thiện tình trạng men gan cao, tăng cường dòng chảy của dịch mật giúp giảm áp lực chuyển hoá cho gan.
Ngoài ra theo Đông y, bồ công anh còn hỗ trợ thải độc, cải thiện tổn thương ở gan và giúp tăng cường hệ tiêu hoá. Cách dùng trà bồ công anh từ rễ hoặc hoa nấu với nước sôi, kết hợp mật ong để giúp làm ấm và tăng khả năng kháng viêm cho cơ thể.
Bồ công ăn có vị hơi đắng giúp giảm mỡ, kháng viêm
2.4. Nước lá diệp hạ châu
Lá diệp hạ châu hay có tên dân gian là cây chó đẻ chắc hẳn không còn xa lạ tại Việt Nam. Khi nhắc về nóng gan uống gì thì chắc chắn không thể bỏ qua loại thảo dược này. Đặc điểm nước từ lá diệp hạ châu có vị đắng hậu ngọt nên thời gian đầu sử dụng có thể gây khó chịu cho người dùng.
Về thành phần hoạt chất, diệp hạ châu chứa lignan phyllanthin và hypophyllanthin có tác dụng ngăn ngừa các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe gan như mỡ trong máu, virus viêm gan, xơ gan,... Sử dụng khoảng 20g lá diệp hạ châu sấy khô và hãm nước sôi uống trong vòng từ 5 - 7 ngày sẽ giúp cải thiện chức năng gan tốt.
Chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên có trong các loại nước ép rau củ có tác dụng hỗ trợ các hoạt động tiêu hoá và chức năng gan. Chất xơ trong rau củ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng cholesterol và tăng cường sức đề kháng giúp giảm áp lực hoạt động của gan. Một số loại nước ép có lợi cho gan như:
- Cam tươi.
- Cần tây, dưa leo, bó xôi.
- Củ cải đường.
- Dưa hấu.
- Chanh.
- Táo.
- Cải xoăn.
- Dứa kết hợp nghệ,...
2.6. Sữa hạt
Người đang điều trị hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh lý về gan cần chú trọng chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp gan hoạt động hiệu quả. Sữa hạt là thức uống giàu chất béo có lợi và các loại vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe đặc biệt là gan. Thường xuyên sử dụng sữa hạt giúp cải thiện cân nặng, giảm cholesterol, tăng cường ngăn ngừa oxy hóa, đẹp da,... Các loại sữa hạt dễ chế biến và có hương vị thơm ngon bạn có thể tham khảo như: sữa hạt điều, hạnh nhân, óc chó, mắc ca, yến mạch, đậu nành,...
Sữa hạt giúp bổ sung chất béo có lợi cho cơ thể
3. Một số lưu ý trong dinh dưỡng, sinh hoạt của người nóng gan
- Lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
- Kiểm soát lượng thức ăn phù hợp ở mức vừa phải và không nên ăn quá no hoặc nhịn đói.
- Nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, nhiều muối và thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp,...
- Không nên dùng rượu bia hoặc các loại chất kích thích.
- Hạn chế ăn vào ban đêm để tránh gây tăng cân và tích tụ mỡ thừa.
- Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên từ 2 - 3 lần mỗi tuần.
- Hạn chế thức khuya hoặc làm việc quá sức.
- Tiêm chủng vắc xin có thể phòng chống các bệnh lý về gan như vắc xin viêm gan B, viêm gan A để bảo vệ sức khỏe.
- Không tự ý sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến bác sĩ.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.