Cà chua, ớt, ổi, cà pháo... nếu ăn cả hạt sẽ không thấy nguy hiểm ngay. Nhưng nếu ăn với số lượng nhiều hoặc gặp trường hợp không may sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Hạt ổi
Khi ăn hạt ổi không nhai nát, nuốt nguyên hạt nếu nhiều sẽ bị đau dạ dày vì hạt ổi cứng và có thể gây trướng bụng do không tiêu hóa được, thậm chí gây táo bón.
Có nhiều trường hợp khi ăn ổi nuốt cả hạt, không may hạt ổi lọt vào lòng ruột thừa, mắc kẹt trong đó cũng có thể gây viêm ruột thừa. Tuy xác suất không nhiều nhưng đã có các trường hợp phải vào bệnh viện cấp cứu.
Khi ăn hạt ổi không nhai nát, nuốt nguyên hạt sẽ bị đau dạ dày. (Ảnh minh họa)
Hạt ớt
Khi ăn ớt, thường là người ăn không nhai nát hạt nên khi đi vào đường tiêu hóa, hạt này không thể tiêu hóa được gây đau dạ dày, khó tiêu.
Chất cay trong hạt ớt nhiều hơn ở thịt và vỏ trái ớt, khi hạt ớt vào ruột dễ bị dính vào thành ruột, thành dạ dày, gây nóng hoặc bỏng tại vị trí đó, ăn hạt ớt nhiều dễ bị nóng, nổi mụn nhọt.
Hạt ớt dễ bị dính vào thành ruột, thành dạ dày, gây nóng hoặc bỏng. Ăn hạt ớt nhiều dễ bị nóng, nổi mụn nhọt. (Ảnh minh họa)
Hạt cà chua
Rất nhiều người khi ăn cà chua thường không bỏ hạt vì không biết rằng khi vào đường ruột, hạt cà chua rất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, nếu chẳng may hạt cà chua lọt vào ruột thừa sẽ dễ dẫn tới viêm ruột thừa.
Hạt cà chua khi vào đường ruột rất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. (Ảnh minh họa)
Hạt dưa leo
Trong phần ruột dưa leo, hạt dưa có chứa nhiều cucurbitin (chất lợi tiểu). Nếu ăn với lượng vừa phải, chất này có thể tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn với lượng lớn, cơ thể sẽ bị mất nước, cản trở cân bằng điện phân do phải giải phóng một lượng nước quá nhiều.
Ngoài ra, khi ăn nhiều ruột dưa leo, cũng gây cảm giác khó tiêu, sình bụng.
Ăn nhiều ruột dưa leo cũng gây cảm giác khó tiêu, sình bụng. (Ảnh minh họa)
Hạt táo, hạt lê
Nếu ăn liên tục nhiều lõi táo, lê có chứa hạt, bạn sẽ rất dễ bị nhiễm độc xyanua, Business Inside đưa tin. Lý do là hạt của hai loại trái này có khả năng chuyển hóa thành chất độc xyanua nếu chịu tác động của một lực nào đó, ví dụ hành động nghiền nát khi nhai chẳng hạn. Khi đó bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, váng vất. Do đó khi ăn táo, lê, bạn nên bỏ lõi.
Hạt lê hoặc táo có khả năng chuyển hóa thành chất độc xyanua nếu chịu tác động của một lực nào đó, ví dụ hành động nghiền nát khi nhai. (Ảnh minh họa)
Hạt cà pháo
Món cà pháo muối chua là món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong trái cà có chứa nhiều solanin, rất dễ dẫn tới ngộ độc, nên khi ăn cà, cần muối chua để chất độc giảm đi sẽ an toàn. Không nên thường xuyên ăn cà muối xổi, muối chưa kỹ.
Hạt cà pháo có vỏ khá cứng, khi ăn vào khó tiêu hóa. Ngoài ra, hạt cà có lông nhỏ, có thể gây ho.
Hạt cà pháo có nhiều lông nên khi ăn phải dễ bị ho. (Ảnh minh họa)