1. Bé mới chào đời có bao nhiêu tế bào thần kinh?
Trẻ sơ sinh có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh - chịu trách nhiệm cho khả năng xử lý thông tin tuyệt vời của trẻ. Những tế bào này sẽ kích hoạt cả một cuộc đời học hỏi, sáng tạo, khám phá, thám hiểm và bất cứ thứ gì khác mà trẻ chọn để hoàn thành.
2. Bé mới chào đời có bao nhiêu xương?
Thật đáng ngạc nhiên, những em bé mới sinh có cấu trúc 94 xương mềm hơn so với người trưởng thành. Những cấu trúc xương này được làm từ các mô có tính chất như cao su, gọi là sụn. Cơ thể mềm dẻo giúp bé lọt qua đường dẫn sinh dễ dàng và cũng chính là tiền đề cho sự linh hoạt tuyệt vời ở các em bé. Khi lớn lên và phát triển hơn, một số mẩu sụn này sẽ kết hợp với nhau và dần được thay thế bằng xương chắc khoẻ hơn. Kết quả là một khung gồm 206 xương sẽ nâng đỡ cả đời cho mọi vận động của bé.
3. Nếu bé sơ sinh lớn lên với tốc độ như trong năm đầu đời, bé sẽ cao thế nào khi 10 tuổi?
Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên phải không, khi biết con số chính xác là 28 mét? Thật may mắn cho các bậc phụ huynh và cho ngân quỹ chi tiêu cho việc mua sắm quần áo, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại khi bước vào năm thứ 2.
4. Điều gì xảy ra với bé khi bé nhìn vào mắt người lớn?
Cứ như thể tâm trí bé và cha/mẹ đang tan ra vào nhau vậy. Khi trẻ sơ sinh nhìn vào mắt người lớn, con ngươi mắt sẽ giãn nở. Người lớn, ví dụ, cha hoặc mẹ, sẽ trải nghiệm một làn sóng hấp dẫn không tài nào cưỡng nổi. Một số người gọi đây là phản ứng lập trình sinh học để thúc đẩy sự gắn kết. Nhưng chúng ta thích coi đó là một thỏi nam châm tình yêu hơn.
5. Bé mấy tuổi khi có thể nói một âm thanh bắt nguồn từ đâu?
Những đôi tai siêu nhạy sẽ giúp bé sơ sinh xác định âm thanh xuất phát từ đâu ngay lúc mới chào đời. Bé thậm chí còn phản ứng với âm thanh mà mình chưa từng nghe trước đó. Tất nhiên, âm thanh đầu tiên mà bé nhận ra chính là giọng nói của mẹ.
6. Bé sơ sinh chào đời với vô số dạng tế bào gốc, có thể dự trữ để dùng cho mục đích tương lai
Máu được tìm thấy trong dây rốn của bé rất giàu tế bào gốc tạo máu và bản thân dây rốn rất giàu tế bào gốc tạo mô. Bảo quản tế bào gốc của bé sơ sinh sẽ giúp bảo tồn năng lực đặc biệt của trẻ và trao cho gia đình bạn cơ thể để tiếp cận chúng trong tương lại nếu phải thực hiện cấy ghép