Một số nguyên nhân làm cho trẻ bị mắc bệnh viêm phổi
Ở trẻ em bệnh viêm phổi xảy ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể của trẻ và xâm nhập vào đường hô hấp. Từ đó, bạch cầu sẽ bắt đầu tấn công và trở thành tác nhân gây bệnh.
So với người lớn thì trẻ em bệnh viêm phổi càng đáng lo ngại và gây nguy hiểm hơn, bởi do sự chủ quan từ chính các bậc phụ huynh và do các em đang còn nhỏ nên sức đề kháng của các em yếu hơn.
Quá trình lây lan của bệnh viêm phổi
Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng bị bệnh viêm phổi là do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Hơn nữa, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng cũng gây bệnh cho trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ bệnh viêm phổi có thể có thể do các bậc phụ huynh không biết cách gìn giữ cho con trong thói quen sinh hoạt, vui chơi, ăn uống, dẫn đến nguy cơ bị viêm đường hô hấp trên và gây viêm phổi nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Triệu chứng nhận biết trẻ bị mắc bệnh viêm phổi
Nếu các bậc cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện như: Sốt cao, thở nhanh, da tím tái, chảy nước mũi,… cha mẹ nên nghĩ đến nguy cơ bé nhà bạn có thể bị mắc bệnh viêm phổi.
Sốt cao, dai dẳng: Trẻ bị viêm phổi thường sốt cao trên 39 độ C và nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều ngày, cha mẹ cần ddưa ngay các bé đến bệnh viện để kiểm tra. Sốt cao sẽ khiến cho trẻ bị co giật, mệt mỏi, mất nước,…cha mẹ nên cẩn thận với những triệu chứng này.
Trẻ có dấu hiệu thở nhanh: Khi chăm sóc trẻ cha mẹ cần ghi nhớ với trẻ sơ sinh, nhịp thở của bé nhiều hơn 60 lần/ phút là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nhanh, nặng cần được cấp cứu ngay.
Da trẻ bị tím tái: Tình trạng da tím tái, nhợt nhạt chính là dấu hiệu của rối loạn hô hấp và cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm phổi ở trẻ đã khá nghiêm trọng.
Không phản ứng: Khi bị bệnh viêm phổi, trẻ không phản ứng mắt hoặc không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Trong trường hợp này, mẹ nên đứa bé đến bác sĩ ngay.
Hiện nay, nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ thường khá nhanh, chỉ trong 1-2 ngày và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, trí não của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
Theo thống kê, viêm phổi ở trẻ em là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, khi chăm sóc trẻ nhỏ cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý về các triệu chứng của căn bệnh này, để từ đó có giải pháp phù hợp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê từ các kết quả khảo sát và cho biết rằng: Bệnh viêm phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở tất cả các nước trên thế giới. Ước tính trung bình mỗi năm có khoảng 1,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi, nên cha mẹ cần cẩn trọng để cho trẻ không bị mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh
Như đã trình bày ở trên, bệnh viêm phổi ở trẻ không chỉ gây bệnh ở trong mùa đông mà nó còn gây bệnh ở cả mùa hè. Chính vì do sự chủ quan và nhận thức sai lầm, bỏ qua các triệu chứng ban đầu của cha mẹ mà đã có không ít trường hợp, các bé được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bệnh đã nặng. Do vậy, cách chăm sóc và phòng ngừa ngừa nguy cơ gây bệnh viêm phổi trong mùa hè cho trẻ, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
1/ Tăng cường dinh dưỡng lành mạnh và cho trẻ uống nhiều nước:
Cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, cha mẹ cần hạn chế nguy cơ mất nước và chất điện giải ở trẻ. Bởi vào mùa hè, tiết trời oi bức, sẽ khiến cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi nhiều, nên cha mẹ nên cho bé uống thêm nước và ăn các loại trái cây, rau củ quả. Đây là cách đơn giản để cung cấp nước và dinh dưỡng cho cơ thể.
2/ Giải nhiệt đúng cách cho trẻ:
Mùa hè dù trời nóng, các bậc phụ huynh cũng nên hạn chế không cho trẻ dùng quá nhiều nước đá, hoa quả trong tủ lạnh, hoặc tắm quá nhiều lần, tắm quá lâu. Nếu trẻ nằm ngủ bằng điều hòa thì hãy điều chỉnh nhiệt độ hợp lý khi sử dụng máy điều hòa. Không để quạt máy chĩa thẳng vào người của trẻ.
Còn đối với các bé dưới 5 tuổi, cha mẹ không nên cho bé tắm bằng nước lạnh, nên sử dụng nước ấm mỗi khi tắm và vệ sinh người cho bé, để tránh nguy cơ cảm lạnh.
3/ Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ:
Để phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ, cha mẹ cũng nên nhắc bé rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là lúc trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Trong quá trình chăm sóc bé, nếu cha mẹ thấy con mình có dấu hiệu thở khò khè hay chảy nước mũi, các bậc phụ huynh có thể rửa mũi cho bé hoặc cho bé súc miệng bằng nước muối loãng.
Còn trong trường hợp các dấu hiệu bệnh viêm phổi trở nên nghiêm trọng hơn, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc, nhất là thuốc kháng sinh khi trẻ có các triệu chứng mắc bệnh này, mà cần có sự tư vấn của bác sĩ.