Hiện nay, hầu hết các bà mẹ đều rất ưa dùng khăn giấy ướt cho con, kể cả khi chúng khi đi vệ sinh. Song, sản phẩm này lại chứa thành phần độc hại mà chúng ta có thể không hề hay biết.
Chính sự tiện lợi của cha mẹ đã khiến con chịu nhiều đau đớn
Da em bé mỏng hơn 30% so với người trưởng thành và dễ nhiễm trùng hơn bởi lớp acid ngoài da chưa được hoàn thiện. Do khả năng đáp ứng miễn dịch còn kém, làn da của bé rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tổn thương da dễ dàng lan tỏa, ảnh hưởng đến toàn thân. Vì vậy, việc bảo vệ làn da và chăm sóc đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc trẻ nhỏ, không chỉ giúp tránh mụn nhọt, rôm sảy mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận.
Khăn giấy ướt là một trong những sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống, kể cả công dụng vệ sinh vùng kín cho trẻ nhỏ. Theo các nhà phân tích thị trường Euromonitor, ở Anh, từ lúc sinh ra cho đến lên 3 tuổi, mỗi em bé thường được sử dụng khoảng 1.500-2.250 tờ giấy ướt. Nhưng các bậc phụ huynh không hề biết rằng trong những tờ giấy tiện dụng để vệ sinh cho con hằng ngày này lại chứa chất bảo quản mang tên methylisothiazonlinone (gọi tắt là MI) dễ gây dị ứng. Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều sản phẩm làm đẹp như trang điểm, dầu gội, lotion… mà ngày nay chúng ta sử dụng.
Hầu hết các trung tâm y tế lớn trên thế giới từng tiếp nhận không ít bệnh nhi bị phát ban nghiêm trọng. Theo quan sát và điều tra, tất cả những đứa bé này đều có chung đặc điểm là được bố mẹ sử dụng khăn giấy ướt lên da thường xuyên. Cách chữa trị đơn giản là ngưng sử dụng sản phẩm gây hại này một thời gian nhưng nếu không phát hiện kịp thời nguyên nhân, có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng bé.
Được biết, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện MI có khả năng gây dị ứng cao từ năm 1994. Sau đó 20 năm, họ khẳng định MI an toàn nếu được sử dụng với một lượng nhỏ nhất định (chính xác là 0,01%) trong các sản phẩm rise-off nhưng đối với các dạng lưu trên da, nồng độ MI được các công ty sản xuất quy định, khăn giấy ướt là một trong những sản phẩm như thế.
Trong thời gian đó, rất nhiều tranh cãi đã nổ ra và khăn giấy ướt là sản phẩm luôn được các công ty ra sức bảo vệ. Đến tận năm 2017, các nước thuộc khối Liên minh châu Âu mới chính thức ban hành quyết định cấm thành phần MI trong tất cả các sản phẩm dạng lưu trên da. Trước đó, năm 2013, Hiệp hội viêm da tiếp xúc Mỹ cũng công nhận MI là "chất gây dị ứng của năm". Những công ty tã giấy lớn đã tuyên bố loại bỏ MI trong các sản phẩm của họ nhưng chuyên gia vẫn khuyên các bà mẹ đọc kĩ bảng thành phần trước khi quyết định mua. Nên nhớ rằng tất cả những sản phẩm được quảng cáo “hoàn toàn tự nhiên” vẫn có thể chứa MI.
Với những thông tin trên, chắc chắn các mẹ sẽ phải bỏ thói quen dùng khăn ướt vệ sinh cho con. Thay vào đó, hãy sử dụng nước và xà phòng dành cho trẻ em để giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng. Không chỉ có trẻ em, nhiều người lớn cũng được chẩn đoán dị ứng với khăn ướt nói riêng và các sản phẩm chăm sóc da có chứa chất MI nói chung. Họ đều gặp triệu chứng mẩn đỏ, sưng phồng cả đầu và mặt. Hãy thật cẩn trọng khi sử dụng khăn giấy ướt để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và con cái.