I. Một số kiến thức cơ bản giáo viên cần nắm được:
- Dinh dưỡng là cách cơ thể sử dụng các thức ăn cho sự khoẻ mạnh, lớn lên và phát triển.
- Các thực phẩm tốt quan trọng cho sức khoẻ, sự tăng trưởng và cho hoạt động hằng ngày của chúng ta.
- Có nhiều loại thực phẩm khác nhau
- Nguồn thực phẩm quan trọng là thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật.
- Các thực phẩm khác nhau về màu sắc, hương vị, tính chất, mùi vị, kích thước, hình dạng, âm thanh.
- Thực phẩm đươc phân loại theo các nhóm sau:
· Nhóm sữa, thịt, cá, trứng: cung cấp chất đạm.
· Lạc, vừng, dầu, mỡ: cung cấp chất béo.
· Rau, củ, quả cung cấp vitamin và muối khoáng.
· Gạo, mì, ngô, khoai, sắn cung cấp đường, năng lượng.
Việc phân chia các nhóm chỉ mang tính tương đối.
- Bữa ăn tốt bao gồm nhiều thực phẩm khác nhau trong các nhóm khác nhau.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bữa ăn.
· Cách chuẩn bị thức ăn
· Sự sạch sẽ
· Sự hấp dẫn của thức ăn
· Môi trường, bầu không khí trong bữa ăn
· Sự chào đón thức ăn mới
- Chúng ta chọn thức ăn để ăn vì nhiều lý do
- Hiểu lợi ích của thức ăn đối với sức khoẻ
- Sự sẵn có của thức ăn và giá cả
- Các thói quen của gia đình và cá nhân
- Thẩm mỹ
- Phong tục, văn hoá, xã hội
- Ảnh hưởng tuyên truyền, quảng cáo …..
II. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non:
A. Mục tiêu:
1.1 Mục tiêu chung
Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, có khả năng thích nghi với môi trường sống.
1.2 Mục tiêu cụ thể
1.21. Đối với trẻ nhà trẻ:
Hình thành và phát triển ở trẻ:
(1) Khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt
(2) Khả năng nhận biết và tránh một số nơi nguy hiểm
1.2.2 Đối với trẻ mẫu giáo:
Hình thành và phát triển ở trẻ:
1 Khả năng nhận biết và phân biệt được những loại thực phẩm thông thường và ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ. Có ý thức ăn uống đầy đủ, hợp lý để cơ thể khoẻ mạnh.
2 Bước đầu biết cách bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, chăm sóc vệ sinh thân thể và các giác quan.
3 Có một số kỹ năng sống cơ bản, nề nếp, thói quen, hành vi tốt trong ăn uống, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, tự phục vụ và giữ vệ sinh.
B. Nội dung Giáo dục dinh dưỡng-Sức khoẻ
1.Nội dung chung
(1) Làm quen, thích nghi với chế độ ăn, ngủ, vệ sinh ở nhà trẻ.
(2) Các nhóm thực phẩm và cách chế biến đơn giản
(3) Ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ con người
(4) Ăn uống đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ
(5) Cách chăm sóc và bảo vệ các bộ phận cơ thể, các giác quan
(6) Cách phòng tránh một số bệnh thông thường
(7) Nề nếp, thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh.
(8) Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh nơi nguy hiểm-An toàn
2. Nội dung theo độ tuổi:
a. Đối với nhà trẻ:
Nội dung
|
3-12 tháng
|
13-24 tháng
|
25-36th
|
3-6th
|
7-12th
|
13-18th
|
19-24th
|
1. Thích nghi với chế độ ăn, ngủ, vệ sinh ở nhà trẻ.
|
-Làm quen với chế độ sinh hoạt tại nhà trẻ
|
- Làm quen với chế độ sinh hoạt.
- Làm quen với chế độ ăn bột với các loại thức ăn khác nhau.
- Ngủ 3 giấc
- Tập ngồi bô.
|
- Làm quen với chế độ sinh hoạt.
- Làm quen với chế độ ăn cháo với các loại thức ăn khác nhau.
- Ngủ 2 giấc
- Tập và hình thành thói quen ngồi bô.
|
- Làm quen với chế độ sinh hoạt.
- Làm quen với chế độ ăn cơm nát với các loại thức ăn khác nhau.
- Ngủ 1 giấc
- Có thói quen ngồi bô.
|
- Làm quen với chế độ sinh hoạt tại nhà trẻ.
- Làm quen với chế độ ăn cơm với các loại thức ăn khác nhau.
- Ngủ 1 giấc
- Đi vệ sinh khi có nhu cầu và đúng nơi qui định.
|
2. Rèn một số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh cá nhân
|
|
- Tập ăn bằng thìa và uống bằng cốc
|
- Rèn luyện thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Tập rửa tay trước khi ăn, uống nước và lau miệng sau khi ăn
|
- Rèn luyện thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.
Bước đầu tự phục vụ một số công việc đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày
|
|
|
|
|
- Tập tự phục vụ trong ăn uống
|
|
3. Giữ gìn sức khoẻ và an toàn
|
|
- Làm quen qua lời nói, cử chỉ dấu hiệu nơi nguy hiểm
|
- Làm quen qua lời nói, cử chỉ dấu hiệu nơi nguy hiểm
|
- Bước đầu nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm.
|
- Biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm.
- Không theo người lạ
- Làm quen với việc mặc quần áo, đi giày dép phù hợp với thời tiết.
|
b. Đối với trẻ mẫu giáo:
|
Nội dung
|
MG bé (3-4tuổi)
|
MG nhỡ (4-5tuổi)
|
MG lớn (5-6tuổi)
|
1. Dinh dưỡng
|
1.
|
Các nhóm thực phẩm và cách chế biến
|
Làm quen với một số thực phẩm thông thường và cách chế biến đơn giản
|
Làm quen bốn nhóm thực phẩm
Chế biến món ăn đơn giản: làm bánh, pha nước hoa quả.
|
Phân biệt bốn nhóm thực phẩm, tháp dinh dưỡng
Chế biến món ăn đơn giản: làm bánh, pha nước hoa quả.
|
2.
|
Ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ con người
|
Ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất và sức khoẻ
|
Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng.
Ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất và sức khoẻ
|
Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng.
Ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất và sức khoẻ
|
3.
|
Ăn uống đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ
|
Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày
Ăn sạch sẽ
|
Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày
Ăn sạch sẽ
|
Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày
Ăn sạch sẽ
|
2. Sức khoẻ
|
1.
|
Cách chăm sóc vệ sinh thân thể, bảo vệ các giác quan
|
Rửa tay, đánh răng
Rửa mặt dưới sự hướng dẫn của cô giáo
|
Rửa tay, đánh răng, rửa mặt.
Bước đầu biết chăm sóc sức khoẻ bé trai, bé gái.
|
Rửa tay, đánh răng, rửa mặt thành thạo.
Biết chăm sóc sức khoẻ bé trai, bé gái.
|
2.
|
Cách phòng tránh một bệnh thông thường
|
Cách phòng tránh một số bệnh thông thường: (sổ mũi, cảm lạnh, đau bụng, đau răng …)
|
Nhận biết một số dấu hiệu khi ốm và cách phòng tránh (sổ mũi, cảm lạnh, đau bụng, đau răng …)
|
Nhận biết một số dấu hiệu khi ốm và cách phòng tránh (sổ mũi, cảm lạnh, đau bụng, đau răng …)
|
3.
|
Nề nếp, thói quen tự phục vụ, hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
|
Bước đầu có một số nề nếp trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Bước đầu biết sử dụng một số đồ dùng đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.
|
Có một số nề nếp trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Biết cách sử dụng một số đồ dùngtrong sinh hoạt hàng ngày.
|
Có một số nề nếp trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Sử dụng thành thạo một số đồ dùngtrong sinh hoạt hàng ngày.
Trực nhật bữa ăn
|
4.
|
An toàn
|
Nhận biết những nơi không an toàn và vật dụng nguy hiểm và cách phòng tránh
|
Nhận biết những nơi không an toàn và vật dụng nguy hiểm và cách phòng tránh
|
Nhận biết những nơi không an toàn và vật dụng nguy hiểm và cách phòng tránh
|
III. Nhiệm vụ của giáo viên:
3.1. Dinh dưỡng - Sức khoẻ
· Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý, linh hoạt, phù hợp với độ tuổi.
· Hướng dẫn và tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ, lồng ghép các hoạt động khác một cách phù hợp.
· Tạo môi trường an toàn cho trẻ hoạt động một cách thoải mái, vui vẻ, tích cực.
· Quan tâm chăm sóc trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
· Kiên trì, rèn nề nếp thói quen, hình thành ở trẻ những nề nếp, thói quen vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ trong sinh hạot hằng ngày, giữ vệ sinh môi trường.
· Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và học liệu phục vụ cho giáo dục dinh dưỡng-sức khoẻ gắn liền với cuộc sống ở gia đình trẻ và cộng đồng.