1. Bệnh chốc lở ở trẻ:
Khi chăm sóc trẻ, giữ vệ sinh không đúng cách thì trẻ có khả năng rất cao mắc phải căn bệnh chốc lở. Tình trạng chốc lở ở trẻ là do da bị nhiễm trùng bởi các tác nhân bên ngoài như nấm, vi khuẩn. Dấu hiệu bệnh mà các mẹ có thể nhận biết là vùng da ở tay, chân, lưng, bụng, miệng có xuất hiện mụn đỏ có nước hoặc mủ sau đó vỡ ra và đóng vẩy.
Cách ngăn ngừa và điều trị bệnh chốc lở cho trẻ, các mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ da cho trẻ hàng ngày và đưa trẻ tới viện khi phát hiện trẻ bị mắc bệnh chốc lở. Tuyệt đối không được tự ý chuẩn đoán bệnh rồi mua thuốc chữa trị, bởi nếu dùng thuốc không đúng có khi còn làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Bệnh rôm sảy
Bệnh rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ và căn bệnh này phổ biến ở mùa hè, tiết trời nóng bức làm cho vùng da ở trán, ngực, lưng,…của trẻ thường nổi nhiều nốt đỏ, da sần và cứng. Những nốt sần sùi trên da làm cho trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau châm chích.
Để phòng chống và chữa bệnh rôm sảy, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, hạn chế ăn đồ ngọt, tắm cho trẻ em bằng sữa tắm, hay nước nấu mướp đắng (khổ qua), hoặc thoa bột Talc vào những vùng da nhiều mồ hôi.
3. Bệnh viêm da
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh viêm da là trên da của các bé có nốt mẩn đỏ, các em bị ngứa ngáy toàn thân hoặc một vùng da cục bộ nào đó, kèm theo là các dấu hiệu bị sốt, do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.
Để phòng chống và chữa trị viêm da, các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh thân thể, làn da của trẻ luôn sạch sẽ, giữ da thoáng mát. Còn nếu trẻ phát ban bị ngứa, cần cho trẻ đi khám chữa kịp thời tại các cơ sở y tế và cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có tốc độ lây lan nhanh chóng theo đường không khí do tiếp xúc với người bệnh do virus gây ra. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên chỉ cần trẻ tiếp xúc hoặc ở cạnh người bị bệnh cũng bị lây nhiễm bệnh thủy đậu.
Trẻ bị thủy đậu thường có các triệu chứng như sau: Sốt cao, da bị nổi các bọng nước khắp người và có thể kèm theo từng đợt xen kẽ bóng nước với nhau vỡ ra và gây đau rát. Khi trẻ bị thủy đậu, nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và có chế độ điều trị hợp lý, có thể gây viêm nhiễm dưới da và để lại sẹo trên da, nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả là cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin cho trẻ. Khi trẻ bị bệnh cần cho trẻ nghỉ ngơi, giữ vệ sinh thân thể và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Như vậu, với cách nhận biết 4 căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ này, sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc ngăn ngừa và chữa trị bệnh kịp thời cho trẻ, giúp các bé phát triển toàn diện về mọi mặt.