I. Mục tiêu
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Đi dép”,trẻ biết tên tác giả, trẻ đọc hứng thú đọc thơ cùng cô.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về đôi dép, khi được đi dép em bé và dép đều vui.
* Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng cá nhân sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
- Máy tinh, bài giảng điện tử
- Tranh minh hoạ bài thơ “ Đi dép”
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Nhạc bài “ Mẹ yêu không nào”
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “ Đôi dép” - Cô hỏi trẻ: + Cô và các con vừa hát bài hát gì? + Đôi dép giúp bạn nhỏ điều gì? => Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng cá nhân sạch sẽ. 2. Nội dung HĐ1: Cô đọc mẫu - Cô giới thiệu bài thơ “ Đi dép” của tác giả “ Phạm Hổ” - Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm - Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm + tranh minh hoạ HĐ2: Đàm thoại-trích dẫn-giúp trẻ hiểu nội dung: + Cô hỏi trẻ: - Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì? - Bạn nhỏ thấy đôi chân tn khi được đi dép? Trích dẫn: Chân được.. ....êm là” - Dép thấy tn? Trích dẫn: Dép cũng... ......khắp nhà” => Sau mỗi câu hỏi cô khái quát khẳng định ý đúng cho trẻ, trích dẫn thơ làm rõ ý. HĐ3:Trẻ đọc thơ - Cô cùng cả lớp đọc thơ diễn cảm 2-3 lần - Tổ đọc thơ diễn cảm 2 lần - Nhóm đọc thơ diễn cảm 2 lần - Cá nhân đọc thơ diễn cảm 1 lần => Cô bao quát, chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc diễn cảm. - Lần 3 cô đọc thơ diến cảm cho trẻ nghe + giáo án điện tử. 3. Kết thúc: - Cô cho trẻ đọc thơ: yêu mẹ và ra sân . | - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ quan sát lắng nghe. - 1-2 trẻ trả lời - 1-2 Trẻ trả lời - 1-2 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Lớp đọc 2-3 lần - Trẻ đọc thơ - Trẻ quan sát lắng nghe. - Trẻ đọc thơ
|