Nấc cụt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Cơ hoành này nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở. Khi nó co thắt, dây âm thanh sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt.
Trẻ sợ sinh thường bị nấc cụt sau khi ăn, thay đổi tư thế hoặc do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Trung bình một ngày, trẻ có thể bị nấc cụt một vài lần, mỗi lần khoảng 3 phút hoặc ít hơn. Tuy nấc cụt tuy không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ sơ sinh, nhưng nếu nấc cụt quá lâu trẻ thường bị mệt, thở dốc hoặc làm nôn trớ.
Để giúp trẻ không còn bị nấc cụt, các mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:
Dùng tay tác động vào tai của trẻ
Khi trẻ có dấu hiệu nấc cụt, các mẹ hãy dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại từ 15-20 lần, trẻ sẽ đỡ nấc cụt.
Dùng mật ong
Mật ong thường không tốt cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên khi trẻ bị nấc cụt, bạn có thể dùng một ít mật ong để trị nất cụt cho trẻ. Bạn có thể lấy khăn sữa nhỏ dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của trẻ. Cách này còn giúp trẻ hết tưa lưỡi rất hiệu quả.
Massage lưng cho trẻ
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nấc cụt các mẹ có thể dùng tay chà xát lưng của trẻ một cách nhẹ nhàng để nấc cụt có thể biến mất từ từ.
Dùng đường
Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt, giúp trẻ không còn nấc cụt.
Vỗ lưng cho trẻ
Vỗ nhẹ trên lưng trẻ là một trong những cách đơn giản nhất giúp trị nấc cụt cho trẻ. Các mẹ có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát, cách này giúp trẻ ợ hơi và hết nấc.
Cho trẻ uống nước
Cho trẻ uống nước là một trong những cách giúp trị nấc cụt cho trẻ kịp thời để chữa nấc. Khi cho trẻ uống một vài ngụm nước, khi nước xuống cổ họng, thở ra từ từ. Các mẹ nên cho trẻ uống nước từ từ để tránh bị sặc, ho.
Làm cho trẻ khóc
Khi trẻ bị nấc cụt có thể dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của trẻ nhiều lần hoặc làm cho trẻ khóc. Cách này sẽ làm thần kinh thực quản của trẻ giãn ra, làm mất triệu chứng nấc cụt.
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt, các mẹ không cho trẻ ăn khi bú quá no, không nên cho trẻ bú quá nhanh. Sau khi cho trẻ ăn xong, các mẹ nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút. Tuy nhiên, trong trường hợp thấy trẻ bị nấc cụt, phun nhổ liên tục khi ăn, có biểu hiện đau bụng, khó chịu, biếng ăn, khóc dữ dội khi ăn, nôn trớ quá mạnh,... rất có thể trẻ đang bị trào ngược dạ dày-thực quản. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đi đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.