* Hoạt động 1: Ổn định – Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “ Gieo hạt”
- Cô và các con vừa chơi trò chơi gì?
- Khi hạt được gieo xuống đất thì sẽ như thế nào?
- Cô củng cố lại: Các con ạ khi hạt gieo xuống đất thì sẽ này mầm, phát triển thành cây ra hoa, kết trái. Cho chúng ta những trái ngọt. Vì vậy chúng mình phải luôn biết yêu quý và trân trọng sản phẩm của các bác nông dân làm ra.
* Hoạt động 2: Ôn to hơn- nhỏ hơn
- Hôm nay cô sẽ mời cả lớp mình đến thăm quan vườn bí của bác nông dân nhé
- Chúng mình cùng đọc bài thơ: “ Bác nông dân” nào
- Đã đến vườn bí của bác nông dân rồi. Chúng mình thấy vườn bí này thế nào?
- Cô thấy vườn bí của bác nông dân có rất là nhiều quả và đã đến ngày thu hoạch rồi đấy. Các con hãy giúp bác nông dân thu hoạch bí nào.
Bạn nào có thể giúp cô và bác nông dân nào?
( Cô mời 1 bạn vào thu hoạch bí, cô và các bạn còn lại đứng ở ngoài quan sát)
- Cô thấy bạn Hà mãi vẫn chưa hái được quả bí , không hiểu vì sao nhỉ?
Bạn Hà ơi sao con chưa hái được quả bí này?
- Cô thấy vườn bí còn rất nhiều quả khác nữa đấy, con hãy thử xem sao
- Sao con lại hái được quả bí này?
- Chúng mình biết vì sao bạn Hà lại hái được quả bí này không?
À đúng rồi vì quả bí này nhỏ hơn nên nhẹ, 1 mình bạn Hà có thể hái được, còn quả bí ban đầu to hơn nên nặng bạn Hà không thể hái được. Ngày mai bác nông dân sẽ giúp chúng mình hái quả bí to này nhé.
* Hoạt động 3 :Phân biệt to hơn - nhỏ hơn
Bác nông dân đã gửi tặng chúng mình 1hộp đồ chơi đấy. Các con lại đây với cô để cùng mở quà nào.
Các con đếm 1-3 để cùng mở quà nhé.
- Bác nông dân tặng gì đây?
- Cô để 2 búp bê đứng thành hàng dọc các con có nhìn thấy búp bê mặc áo màu đen đâu không?
- Vì sao?
=> Vì búp bê màu vàng to hơn nên đã che mất búp bê màu đen đấy
- Cô đổi chỗ cho búp bê mặc áo màu đen đứng lên trên. Các con có nhìn thấy búp bê mặc áo màu vàng đâu không?
- Vì sao con nhìn thấy?
=> Vì búp bê mặc áo màu đen nhỏ hơn nên không che được búp bê mặc áo màu vàng
- Bây giờ các con tạm thời tạm biệt búp bê để lát nữa chúng mình cùng chơi nhé. Bác nông dân còn tặng 1 món quà nữa đấy. các con hãy xem đó là gì nào?
- ( Tìm rổ)2
- Bác nông dân đã tặng các con gì?
- Có bát màu gì nhỉ?
- Các con hãy xếp hết số bát ra thành hàng ngang để ở phía trước mình nào, vừa xếp chúng mình vừa đếm
+ Bát màu xanh và bát màu đỏ như thế nào với nhau? bát nào to hơn?
+ Bát nào nhỏ hơn?
- Để xem bát nào to hơn chúng mình cùng đặt bát màu đỏ vào trong bát màu xanh xem điều gì sẽ xảy ra?
+ Bát màu đỏ đâu rồi?
+ Vì sao bát màu đỏ lại ở trong bát màu xanh?
- ð Vì bát màu đỏ nhỏ hơn bát màu xanh nên bát màu đỏ đặt được vào trong bát màu xanh đấy các con ạ
+ Chúng mình cùng nói: Bát màu đỏ nhỏ hơn bát màu xanh ạ.( Cho tổ, nhóm, cá nhân nói)
- Chúng mình cùng đặt bát màu xanh lên trên bát màu đỏ
- Các con thấy bát màu xanh thế nào?
( Cô hỏi 1 số trẻ)
=> Vì bát màu xanh to hơn bát màu đỏ nên bát màu xanh không đặt được vào trong bát màu đỏ mà ở trên bát màu đỏ
+ Chúng mình cùng nói: Bát màu xanh to hơn bát màu đỏ ạ. ( Cho tổ, nhóm, cá nhân nói)
- Vừa rồi các con học rất giỏi đấy cô con mình cùng chơi 1 trò chơi: Khi cô nói bát to hơn, ( bát nhỏ hơn) thì chúng mình sẽ giơ lên và nói màu sắc của bát. Và ngược lại khi cô nói màu sắc của bát thì chúng mình sẽ giơ lên và nói đặc điểm của bát ( bát to hơn, bát nhỏ hơn) giơ bát và nói
- Cô có 1 thí nghiệm rất hay các con cùng xem cô làm nhé + Cô lấy bát màu xanh múc đầy gạo, rồi đổ sang bát màu đỏ chúng mình thấy điều gì xảy ra?
+ Bát màu đỏ có chứa được hết lượng gạo có trong bát màu xanh không?
+ Vì sao?
=> Vì bát màu đỏ nhỏ hơn bát màu xanh nên đựng được ít gạo hơn. Nên khi đổ gạo từ bát màu xanh sang bát màu đỏ gạo đã bị tràn ra ngoài.
- Cô lại lấy bát màu đỏ múc đầy gạo rồi đổ sang bát màu xanh thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Lượng gạo có đầy được bát màu xanh không?
+ Vì sao?
=> Vì bát màu xanh to hơn bát màu đỏ nên đựng đượng nhiều gạo hơn, nên khi đổ gạo từ bát màu đỏ sang bát màu xanh số gạo không làm đầy được bát màu xanh
- Bây giờ chúng mình cùng làm thí nghiệm nhé
( Kết nhóm, kết nhóm)
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm, cô bao quát và giúp trẻ đưa ra nhận xét trong quá trình làm thí nghiệm
→Cô kết luận: Bát màu xanh to hơn, bát màu đỏ nhỏ hơn nên khi đặt vào nhau bát to hơn sẽ ở ngoài hoặc ở trên bát nhỏ, bát to đựng được nhiều gạo hơn bát nhỏ
* Trò chơi củng cố
- TC: Chung sức
+ Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội . Nhiệm vụ của 2 đội là phải bật qua vòng lên hái quả, hái được quả to hơn thì sẽ để vào rổ to hơn, hái được quả nhỏ hơn sẽ để vào rổ nhỏ hơn. Thời gian là một bản nhạc, khi nhạc kết thúc thì trò chơi kết thúc. Nếu đội nào hái được nhiều quả và để đúng rổ thì đội đó sẽ là đội chiến thắng
+ Luật chơi: Mỗi lần bật lên hái quả chỉ được hái 1 quả. Khi bạn quay về bạn khác mới được lên
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô cùng trẻ hát: Cháu yêu cô chú công nhân và ra ngoài.
|