Trẻ đến trường mầm non được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục để trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động. Hình thành ở trẻ các kỹ năng sống, phát triển tình cảm, những kinh nghiệm xã hội, nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ và lĩnh hội các kiến thức. Nhìn vào chế độ sinh hoạt của bé hàng ngày với những công việc tưởng như đơn giản nhưng thực tế để làm tốt được những công việc đó các cô giáo mầm non phải có đủ cả 4 vai trò “Người mẹ hiền - Cô giáo giỏi - Thầy thuốc tốt - Người nghệ sỹ tài năng”. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, thời gian biểu hợp lí, kết hợp khoa học các hoạt động học tập, vui chơi, nghỉ ngơi, ăn uống sẽ đem lại cho trẻ sức khoẻ tốt, tinh thần thoải mái, bé mau lớn, học tập tốt, thông minh và tự tin trong cuộc sống. Điều này được vận dụng để xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ.
THỜI GIAN
|
HOẠT ĐỘNG
|
NỘI DUNG CHÍNH
|
7h15
|
Vệ sinh
|
Các cô vệ sinh thông thoáng lớp
|
7h30-8h30
|
Đón trẻ và ăn sáng
|
- Đón trẻ, trao đổi thông tin với phụ huynh
- Cho các bé ăn sáng
- Sinh hoạt sáng (cho bé tắm nắng dưới sân)
|
8h30 - 10h30
Hoạt động chơi tập
|
- Chơi một số trò chơi với chủ đề phù hợp
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Hoạt động chung cả lớp
- Giáo viên hướng dẫn trẻ tìm hiểu theo kế hoạch giáo dục ( Cô đã dán ở bảng tuyên truyền)
|
10h30 -11h30
|
Vệ sinh cá nhân và ăn trưa
|
- Rửa tay
- Ăn trưa
- Vệ sinh ( theo nhu cầu của trẻ)
|
11h30 – 13h45
|
Ngủ trưa
|
- Cô dạy trẻ lấy gối, chăn cùng cô chuẩn bị giường cho giấc ngủ trưa.
|
13h45 – 14h15
|
Bữa phụ
|
|
14h15 – 15h00
|
Chơi - tập
|
- Hoạt động cả lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân để giúp trẻ hoàn thiện các kỹnăng sống.
- Chơi các trò chơi nhằm phát huy tính sáng tạo.
- Học tâm vận động và phát triển ngôn ngữ.
- ( thứ 3-6 trong tuần)
|
15h00 – 16h00
|
Ăn chính chiều
|
- Cô dạy trẻ rửa tay
- Cô dạy trẻ tự xúc ăn, ăn xong xúc miệng, lau miệng...
- Vệ sinh thay quần áo ( Cô dạy trẻ các kĩ năng mặc quần áo)
|
16h00 - 17h30
|
Trả trẻ
|
- Chơi tập ôn luyện các bài đã học, giới thiệu giao nhiệm vụ nội dung bài hôm sau
- Hoạt động làm quen âm nhạc, làm quen tạo hình, máy tính, tiếng anh tại các phòng chức năng.
- Trả trẻ - Trao đổi thông tin với phụ huynh
|
2. Giờ đón
Một ngày mới bắt đầu trẻ đến lớp được cô giáo ân cần niềm nở chào đón. Được cô giáo đón từ tay bố, mẹ trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương, yên tâm tự tin khi ở bên cô giáo và bố mẹ cũng yên tâm gửi con vào lớp. Qua giờ đón trẻ phụ huynh và giáo viên có khoảng thời gian ngắn để trao đổi với nhau, về tình hình sức khỏe của trẻ cũng như mọi vấn đề cần trao đổi, càng làm gắn bó thêm tình cảm giữa bố mẹ và cô giáo, tạo sự gần gũi thân mật để phối, kết hợp giữa nhà trường và gia đình cùng nhau giáo dục trẻ cách chào hỏi lễ phép có hiệu quả.
3. Giờ Trả
Sau một ngày vui chơi sinh hoạt cùng các bạn và cô giáo, các bé háo hức gặp lại bố mẹ và những người thân yêu của mình. Khi trẻ ra về cô nhắc nhở trẻ cất dọn đồ chơi, ghế đúng nơi quy định dậy trẻ chào hỏi lễ phép. Cô và bố mẹ cùng nhau trao đổi những về con trong ngày.
4. Giờ ăn.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào giới tính, lứa tuổi, các hoạt động .... Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt thể chất và trí tuệ. Khả năng tiếp thu các loại hình kiến thức cũng như bù đắp năng lượng đã mất trong quá trình hoạt động vận động và trải nghiệm trước đó của trẻ. Tại trường mầm non, bữa ăn của trẻ không chỉ đơn giản là thời gian để trẻ ăn mà là tổ chức hoạt động ăn với các bước thực hiện theo các tiêu chí an toàn, sạch sẽ, tạo bầu không khí giúp trẻ ăn hết suất. Bên cạnh đó trong mỗi hoạt động ăn tại trường mầm non còn là cơ hội để trẻ thể hiện và rèn dũa những kỹ năng cần có cho trẻ. Ở trường mầm non luôn chú trọng khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước và sau khi ăn.
Trong bữa ăn,cô ân cần dịu dàng động viên trẻ. Áp dụng các phương pháp khác nhau như tạo một cuộc thi đua, gửi lời khen tới những bạn ăn hết suất, nói về món ăn các con đang ăn .... để tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn, giúp trẻ có hứng thú hơn và đặc biệt là ăn hết suất của mình
5. Giờ ngủ
Việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ trường mầm non là đáp ứng một nhu cầu hết sức tự nhiên và chính đáng của trẻ. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của cô giáo mầm non trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Những đứa trẻ ngủ theo qui luật bình thường, ngủ đủ thời gian thì tinh thần luôn sảng khoái, phát triển tốt. Cô hướng dẫn trẻ tự làm 1 số việc vừa với sức như: cất gối, xếp chăn, chiếu. Trong khi ngủ cô thường xuyên theo dõi trẻ và đổi tư thế nằm cho trẻ tránh để nằm sấp quá lâu sẽ nguy hiểm về vấn đề thở cũng như mỏi cơ. Việc tổ chức tốt giờ ngủ trưa cho trẻ ở trường mầm non là góp phần quan trọng trong việc phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc ở trẻ ….Trẻ được ngủ đủ giấc sẽ có tinh thần thoải mái tiếp thu kiến thức tốt hơn, hiệu quả hơn từ đó góp phần phát triển toàn diện ở trẻ.
6. Rửa tay
Rửa tay được coi là liều vaccine tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí. Dịch bệnh đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Theo đó, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm khả năng lây truyền vi khuẩn. Trẻ ở độ tuổi này đã hiểu được lời nói chính vì vậy khi rửa tay cho trẻ cô vừa làm vừa giải thích để trẻ hiểu vì sao lại làm như vậy qua việc này giáo dục cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi đất cát và sau khi đi vệ sinh. Bố mẹ cùng phối hợp cùng cô dậy các con nhé.
7. Vệ sinh quần áo giầy dép
Trẻ tuổi này đã biết và thích tự mặc mặc hay cởi quần áo nhưng còn vụng về. Vì vậy từng bước phối hợp với cô khi trẻ mặc và cởi quần áo, đi giày dép...Rèn luyện cho trẻ thói quen ngăn nắp gọn gàng để giày dép vào đúng nơi quy định. Dậy trẻ thói quen giữ gìn sạch sẽ không bôi bẩn vào quần áo.