I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết tên gọi và các bộ phận của con bướm: đầu, thân, cánh.
- Trẻ biết đôi cánh giúp cho con bướm biết bay và màu sắc của con bướm.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt được màu sắc và các bộ phận của con bướm: đầu, thân, cánh.
- Trẻ tập nói to, rõ ràng các bộ phận của con bướm và tác dụng của đôi cánh giúp con bướm biết bay.
- Trẻ có kỹ năng chấm vào màu nước in ngón tay trang trí cánh bướm.
- Trẻ có kỹ năng ghi nhớ, chú ý lắng nghe và trả lời các câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Vườn hoa và đàn bướm bay.
- 3-4 con bướm màu vàng, cam, xanh…
- Tranh con bướm.
- Màu nước, khăn lau tay.
- Nhạc bài hát “Màu hoa”, “Kìa con bướm vàng”.
- Máy tính, loa.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Màu nước, khăn lau tay.
- Trẻ ngồi hình chữ U.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
Cô cho trẻ ra vườn hoa chơi trên nền nhạc bài hát
“Màu hoa”. Con bướm bay tới thăm vườn hoa. Cô
hỏi trẻ:
- Các con nhìn xem con gì đang bay tới?
Con bướm bay mất rồi! Chúng mình cùng đuổi bắt
con bướm nào!
Cô đã bắt được con bướm rồi! Hôm nay cô và
chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về con bướm
nhé!
2. Hình thức, phương pháp tổ chức:
*Trẻ nhận biết các bộ phận của con bướm và biết
đôi cánh giúp con bướm biết bay
- Cô cho trẻ quan sát lần lượt từng bộ phận của
con bướm và trò chuyện với trẻ:
+ Đây là con gì?
+ Cô chỉ vào đôi cánh bướm và hỏi: Đây là gì?
Cánh bướm có đẹp không? Cánh bướm màu gì?
Cánh bướm đâu nào?
+ Còn đây là gì? Các con chỉ vào đầu con bướm
nào?
+ Thân bướm đâu? Các con chỉ vào thân con
bướm đâu?
- Cô đố chúng mình biết bộ phận nào giúp con
bướm bay được?
- Chúng mình cùng giang tay bắt chước con bướm
bay nào!
- Cô gọi tên và chỉ vào các bộ phận của con bướm
sau đó cho trẻ nhắc lại 2-3 lần
- Cô khuyến khích trẻ tập nói to, rõ ràng các bộ
phận của con bướm: Đầu, thân và cánh bướm
* Giáo dục: Những chú bướm xinh xắn với nhiều
màu sắc thật đẹp và những chú bướm có thể bay
cao, bay xa là nhờ vào đôi cánh đấy các con ạ!
- Cô giới thiệu thêm các màu sắc của con bướm:
màu xanh, vàng, hồng Trẻ chơi cùng cô Trẻ trả lời: Con bướm Trẻ bắt bướm Trẻ lắng nghe và ngồi xuống trò chuyện cùng cô Trẻ quan sát Trẻ trả lời Con bướm Cánh bướm Cánh bướm màu đỏ Trẻ chỉ và nói: Cánh bướm Đầu con bướm trẻ chỉ và gọi tên Trẻ trả lời và gọi tên thân con bướm Cánh bướm Trẻ bắt chước động tác con bướm bay Trẻ gọi tên và nhắc lại theo cô 2-3 lần Trẻ tập nói theo cô Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ chú ý quan sát
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
*Luyện tập:
- Trò chơi “Trang trí cánh bướm”
Cô chuẩn bị khay màu xanh - đỏ, khăn lau tay và 2
bức tranh con bướm. Cô chia trẻ thành 2 nhóm và
yêu cầu trẻ chấm màu nước in ngón tay trang trí
cánh bướm thật đẹp!
- Sau khi trẻ hoàn thành xong bức tranh cô cùng
trẻ quan sát lại bức tranh và treo tranh trang trí
lớp.
Cô thấy các con trang trí cánh bướm rất đẹp, các
con nhìn xem có một đàn bướm bay trên vườn hoa
chúng mình có muốn cùng cô bắt bướm không
nào! Bây giờ chúng mình cùng nhau bắt bướm
nhé!
Trò chơi “Bắt bướm”.
Trẻ cùng cô đi bắt bướm và gài lên trang trí áo
theo bài hát vui nhộn “Kìa con bướm vàng”
3. Kết thúc:
- Cô khen trẻ và chuyển hoạt động
Trẻ tham gia chơi Trẻ lắng nghe và cùng cô đi bắt bướm Trẻ cài bướm l