Đối với trẻ em việc làm quen với âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hoàn thiện phần cảm xúc thủa ban đầu, thực tế đã chứng minh khi mới lọt lòng những âm thanh vang lên từ câu hát ru của cha mẹ đã gây cho chúng sự chú ý bởi sắc thái trầm bổng.
Từ cảm nhận đó nên khi não bộ của trẻ hình thành thì dần dần cũng giúp cho chúng có sự phân biệt giữa âm thanh của âm nhạc và tiếng động, thường thì chúng hay giật mình bởi tiếng đồng, tiếng đồ vật rơi, tiếng quát mắng, tiếng sấm chớp của thiên nhiên.
Nhưng âm thanh của âm nhạc lại ngược lại vì vậy việc đưa âm nhạc vào chương trình cảm thụ âm nhạc cho trẻ khi còn bé là điều rất cần thiết. Bởi nó giúp trẻ có kỹ năng thẩm thấu, phản xạ với âm nhạc, rèn luyện và phát huy những khả năng bẩm sinh về năng khiếu âm nhạc.. Với nhiều hình thức khác nhau, học hát, học vũ điệu, học sử dụng bộ gõ thô sơ mang tính cộng đồng dưới hình thức cá nhân, nhóm và tập thể, được chia thành 2 quy trình với 2 lứa tuổi khác nhau.
Lứa tuổi Nhà trẻ: nghe âm nhạc nhận biết âm thanh của các loại nhạc cụ, giọng hát của người, tiếng chim hót và âm thanh tự nhiên trong thiên nhiên thông qua phương pháp nghe và nhìn, có giáo cụ trực quan như: màn hình lồng âm nhạc vào phim hoạt hình, các loại nhạc cụ và giáo viên giảng dạy.
Với lứa tuổi Mẫu giáo: Thực hành hoạt động âm nhạc thông qua hình thức hát múa sử dụng nhạc cụ rõ ràng, khả năng biểu diễn trên sân khấu
Sau mỗi khóa học trẻ sẽ được tham gia biểu diễn chương trình và quay VideoClip
Có thể nói rằng, cảm thụ âm nhạc không chỉ đơn thuần giúp trẻ mang lại nhiều cảm xúc âm nhạc tích cực mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm hồn và trí tuệ trẻ. Bởi âm nhạc là một trong những yếu tố kích thích trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế giúp trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thực nhất, tự nhiên nhất.