1. Kiến thức
– Trẻ được ra sân và hít thở không khí trong lành từ thiên nhiên. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Trẻ gọi tên được các vật chìm – nổi
– Trẻ hiểu được vì sao vật này chìm, vật kia lại nổi. Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, dự đoán và đưa ra kết luận.
2. Kỹ năng
– Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ
– Trẻ phân biệt được nhóm vật chìm – nổi.
3. Thái độ:
– Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật khi tham gia hoạt động, trẻ vui vẻ khi chơi và hoạt động, không tranh giành đồ chơi của bạn, không xô đẩy nhau.
II. Chuẩn bị
– 1 chậu đựng nước sạch
– Một số vật làm thí nghiệm: Bóng nhựa, xốp, mẩu gỗ (vật nổi). Nam châm, sỏi, thìa inox, đĩa sứ (vật chìm)
– Trang phục gọn gàng
– Sân trường sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn cho trẻ
– 2 khăn để chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
– Một số vòng thể dục, bóng và một số đồ chơi khác,…
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
– Cô nhắc nhở trẻ ra sân hoạt động theo yêu cầu của cô, khi chơi không xô đẩy, tranh giành đồ chơi với bạn, không chạy nhảy lung tung.
2. Nội dung
a. HĐCCĐ: Thí nghiệm vật chìm – vật nổi
– Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào?
– Cô và chúng mình cùng hát bài “Thế giới diệu kỳ”
Các con ạ! Thế giới xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kỳ lạ có những điều mà chúng ta đã biết nhưng cũng có những điều mà chúng ta chưa khám phá ra. Hôm nay, trong buổi học này cô Trang sẽ cùng các con tìm hiểu, nhau khám phá một số điều kỳ diệu xung quanh chúng ta nhé! Chúng mình có thích không nhỉ?
– Cô mời các con hãy ra đây để cùng cô khám phá những điều kỳ diệu đó nào! Các con xem hôm nay cô Trang mang đến gì cho các con này!
– Đây là gì nhỉ?
– Trong hộp quà bí ẩn này của cô Trang có những gì nào? Cô giơ từng đồ vật ra cho trẻ quan sát và hỏi về chất liệu, tác dụng của mỗi loại đồ vật)
– Những đồ chơi này khi thả vào nước thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Cô cháu mình cùng nhau khám phá điều đó nhé!
– Cô và trẻ lần lượt thả những vật đó vào nước
– Cho trẻ quan sát xem khi thả những vật đó vào nước thì điều gì sẽ xảy ra.
– Cho trẻ phán đoán trước ?
– Lần lượt cô cho trẻ cùng nhau thí nghiệm với từng đồ vật: Sỏi, xốp, nam châm, đĩa sứ, mẩu gỗ, thìa.
– Con vừa thả vật gì vào nước? Nó chìm hay nổi? Vì sao con biết ? (vì nó nổi trên mặt nước – chìm xuống đáy chậu). vì sao vật này nó nổi còn vật kia nó lại chìm được nhỉ?
* Khái quát – Mở rộng:
– Hôm nay chúng mình đã làm thí nghiệm gì nhỉ?
– Vật nổi là gì? Ngoài ra còn có vật gì có thể nổi khi thả vào nước nữa nhỉ? ( Lá cây, giấy, một số đồ vật làm từ nhựa ,…)
– Còn ngoài những vật chìm mà hôm nay chúng mình khám phá ra thì còn có những đồ vật gì nữa có thể chìm trong nước nhỉ? ( Ổ khóa, gạch, đá,..)
– Các con ơi! như vậy các con đã biết được xung quanh chúng ta có những vật khi thả vào nước thì nó sẽ nổi và cónhững vật sẽ chìm dưới nước. Nhưng có một điều bí ẩn nữa đó là có những vật nó chìm mà có thể nổi được được có sự tác động của bàn tay con người đấy như chiếc thuyền sắt có thể nổi được ở trên sông là do các nhà khoa học đã nghiên cứu và sáng chế ra để cho chiếc thuyền có thể nổi được đấy các con ạ. Và ngược lại có những vật nổi nhưng cũng có thể chìm khi có sự tác động khác như chiếc chai nhựa khi cho sỏi, cát vào trong rùi thả xuống thì chiếc chai đó sẽ chìm đúng không.
– Các con ạ! Còn rất nhiều điều mà chúng mình muốn khám phá nữa nhưng để buổi sau cô và chúng mình sẽ thực hiện sau nhé!
b. TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
– Hôm nay các con học thấy có vui không? Có thích thú không nào
– Cô Trang thưởng cho các con một trò chơi. Đó là TC: “Bịt mắt bắt dê”
– Bạn nào có thể nhắc lại CC, LC của trò chơi này cho cô và cả lớp cùng nghe nào?
– Cô khái quát lại cách chơi, luật chơi cho trẻ rõ.
– Tổ chức cho cả lớp chơi 3- 4 lần
c. Chơi tự do
– Cho trẻ chơi với đồ chơi cô chuẩn bị, đồ chơi có sẵn sân trường.
– Cô quan sát khu khực chơi và quy định phạm vi chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Nhắc trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ.
3. Kết thúc