Tháng 9, thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường tạo điều kiện lý tưởng cho nhiều dịch bệnh bùng phát; 8 bệnh lý thường gặp vào thời điểm giao mùa giữa Mùa thu sang mùa đông
Đối với các bé ở lứa tuổi mầm non, nguy cơ lây lan bệnh là rất cao doTrẻ còn quá nhỏ và chưa ý thức được việc giữ gìn, bảo vệ bản thân là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh và các bệnh phổ biến thường gặp trong thòi điểm này là các bệnh phổ biến sau:
Bệnh viêm đường hô hấp
Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ bởi thời điểm này cũng đúng là thời điểm thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường là yếu tố khiến trẻ dễ mắc các
bệnh lý về đường hô hấp, cúm, viêm mũi họng, viêm phổi.
Trẻ bệnh đường hô hấp thường có biểu hiện
sốt, ho, sổ mũi. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc gần, giọt nước bọt bắn ra khi nói chuyện. Do lây qua đường hô hấp, việc che miệng khi ho, rửa tay thường xuyên tiêu diệt vi rút, vi khuẩn để không lây qua đồ vật chung, lây lan cho nguời xung quanh là rất cần thiết.
Ảnh minh hoạ: Bé bị viêm đừng hô hấp có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi.
Bệnh tay chân miệng
Tháng 8, 9 hàng năm cũng là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa. Trẻ có thể bị
sốt nhẹ thoáng qua, hoặc sốt cao 39 - 40oC, mỏi mệt, kém ăn, đau họng … và xuất hiện những
nốt ban hồng khoảng 2mm ở miệng,
da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi ở
mông, cẳng chân.
Bệnh dễ lây thành dịch, từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc gần, giọt nước bọt bắn ra, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thờ
Sốt xuất huyết
Từ tháng 7 cũng là thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát và tháng 9 thưòng đỉnh dịch của sốt xuất huyết nên nguy cơ dịch bệnh trong trường học không thể chủ quan.
Sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, đường lây truyền dễ dàng qua muỗi vằn đốt. Chưa kể, do không có miễn dịch lâu dài nên về lý thuyết, một người có thể mắc 1 hoặc cả 4 tuýp sốt xuất huyết nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
Bệnh sốt siêu vi, sốt phát ban
Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là
sốt cao 39-40
oC kèm theo
phát ban, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, ... Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.
Sốt phát ban: Nếu bệnh do siêu vi sởi gây ra gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi siêu vi rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban là bệnh rất dễ lây nhiễm, nhất là trong môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo vì bệnh lây chính yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Ảnh minh hoạ: Bé có thể
sốt cao, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy, nôn
Viêm màng não mủ
Bệnh viêm màng não mủ rất nguy hiểm vì triệu chứng giống viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy, … khiến nhiều mẹ dễ nhầm lẫn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trẻ có thể
sốt cao, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy, nôn… Bệnh chỉ điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm.
Bệnh về đường tiêu hóa
Cũng giống như bệnh tay chân miệng, đây là căn bệnh có rất nhiều nguy cơ lây lan trong trường học, đặc biệt là khối nhà trẻ, mẫu giáo. Bởi bệnh lây trực tiếp qua đường phân - miệng, chỉ cần vệ sinh bàn tay chưa sạch khi đi vệ sinh, bàn tay bẩn tiếp xúc đồ chơi, trẻ khác chơi, ngậm vào miệng là hoàn toàn có thể lây nhiễm vi rút gây bệnh tay chân miệng.
Bệnh nhiễm trùng mắt
Mùa tựu trường là lúc dịch đau mắt đỏ hay tái phát và rất dễ lây. Dạy trẻ không lấy tay dụi mắt, không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn, áo, gối, ...), nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày.
Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ
Tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch: Đây là cách chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin cho trẻ.
Chú ý đồng hồ sinh học
Ngày nghỉ cũng không nên cho trẻ ngủ muộn, giấc ngủ trưa dài khiến trẻ mệt mỏi. Cho bé đi ngủ sớm hơn vào buổi tối, ngủ đủ giấc và hạn chế vận động mạnh 2-3 tiếng trước khi đi ngủ vì chúng trì hoãn cơn buồn ngủ.
Bữa sáng nên cho trẻ ăn no ở nhà để tránh ăn quà vặt ngoài đường. Ngày nắng nóng thì nấu những chất mát (bổ âm) giải nhiệt như chè đậu đen, bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh: giúp trẻ tăng sức đề kháng sẽ hạn chế được ốm đau. Bí kíp giúp trẻ đề kháng tốt là bổ sung dinh dưỡng, uống nước đủ, tập thể dục thể thao, …
Chú ý dinh dưỡng: Nên cho trẻ ăn nhiều cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh, trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh… để bổ sung vitamin C ngừa cảm cúm, tăng sức đề kháng, đẩy các chất có hại ra ngoài, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn.
Chất kẽm là khắc tinh của vi-rút, ăn nhiều trong thịt nạc, hàu, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng, … sẽ tăng sức đề kháng. Bổ sung caroten có trong dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi, … Bổ sung vitamin E có trong dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ, …
Chăm sóc vệ sinh thân thể, răng miệng: Trẻ còn cần được quan tâm đến cả vấn đề này để phòng tránh mắc các bệnh về da liễu, sâu răng.
Ảnh minh hoạ:Bé chăm sóc vệ sỉnh răng miệng để hạn chế các bệnh lý răng miệng
Diệt lăng quăng, ngủ mùng, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt: Hiện đang là mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết, vì vậy việc chú trọng thục hiện các biện pháp phòng bệnh này là rất quan trọng.