Những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Trong trường hợp bệnh nhẹ, cơ thể sẽ có những biểu hiện đó là những cơn sốt cao khoảng 39 - 40 độ, kéo dài từ 2 ngày đến hơn tuần và rất khó để hạ sốt. Đồng thời cơ thể sẽ bị nổi mẩn đỏ, phát ban nhưng không hề ngứa mà chỉ khó chịu, ngoài ra người bệnh cũng sẽ đau dữ dội ở vùng trán và phía sau nhãn cầu.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em trong trường hợp nặng sẽ có biểu hiện là xuất huyết ngoài ra, chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Những vết tiêm thuốc sẽ bị bầm tím, hơn nữa phân đen, đi ngoài ra máu, nôn ra máu. Các cơn sốt vẫn kéo dài và rất khó để hạ xuống mặc dù đã thử nhiều biện pháp.
Ngoài ra, bé bị đau bụng và buồn nôn liên tục, xuất huyết nội tạng và tụt huyết áp. Nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn và dễ dẫn đến tử vong.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Sau khi đã tìm hiểu về những triệu chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bố mẹ nên tìm hiểu những biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa tình trạng bé bị lây nhiễm bệnh này. Cụ thể bạn hãy tham khảo những cách sau đây.
-
Đậy kín những thùng chứa nước để diệt loăng quăng, tránh để muỗi sinh sản
-
Nuôi cá để chúng bắt loăng quăng, bọ gậy hay cho mê vô vào để tiêu diệt triệt để mầm bệnh này
-
Vệ sinh địa điểm sinh hoạt, các thùng chứa nước sinh hoạt gia đình thường xuyên để tránh tình trạng muỗi phát triển
-
Đồng thời bạn nên mặc quần áo dài tay cho bé, tránh để bé yêu đến những địa điểm nhiều muỗi, bẩn
-
Mắc màn khi ngủ kể cả ban đêm và ban ngày
-
Dùng kem chống muỗi dành cho trẻ em để bôi lên da bé, sử dụng vợt bắt muỗi, hương muỗi, bình xịt muỗi trong nhà.
-
Nếu bé yêu đã bị sốt xuất huyết bạn nên để con nằm trong màn tránh lây lan đến người khác, đồng thời cần làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh thuyên giảm.