Nguồn gốc
Con không cố ý khiến bạn phiền lòng với những thói quen này. Đó chỉ là cách để bé đối phó với căng thẳng. Hoặc thói quen có thể được hình thành do bắt chước ai đó, và chúng khiến bé cảm thấy dễ chịu.
“Tẩy xóa” những thói quen xấu
Trẻ con thích những lời nói ngọt ngào, nên việc bạn không ngừng chỉ trích, chê bai nặng lời chỉ phản tác dụng mà thôi.
Thay vì vậy, mẹ và bé nên nói chuyện về những điều này 1 cách nhẹ nhàng thôi. Bạn cần xác định thói quen xấu và đưa ra những lý do hợp lý để trẻ ngừng lại. Ví dụ: “Để móng tay bẩn sẽ mang đầy vi trùng gớm ghiếc có thể làm con bị bệnh này, cào xước cơ thể gây đau này.” hay “Tóc con đẹp, nhưng mà cứ cho tóc vào miệng thì mẹ sẽ cắt đấy, vì như thế là bất lích sự lắm”.
Ngoáy mũi là một trong những thói quen xấu thường gặp ở lứa tuổi này
Sau khi đã chỉ rõ vấn đề, bạn có thể cùng con chơi một trò chơi nhỏ để bỏ thói quen đó đi. Ví dụ, khi con bắt đầu ngoáy mũi, bạn nháy mắt bí mật hoặc giơ 1 ngón tay để ra hiệu cho bé. Bạn cũng nên đưa ra những đề nghị hấp dẫn, như khi bé không cắn áo trong suốt 1 tháng, bạn sẽ mua cho bé chiếc áo thể thao ao ước bấy lâu nay.
Phần lớn những thói quen không hay sẽ biến mất khi bé lớn lên. Lúc này, bé sẽ tìm được những cách khác hay hơn để giải quyết mối lo âu. Đặt 1 chút áp lực cũng tốt. Không nhiều trẻ chịu tránh xa khỏi những đứa bạn cùng lớp đang ngoáy mũi.