Một tiết học của trường MN Đô Thị Sài Đồng
Bên cạnh những thuận lợi, việc xây dựng trường CLC đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là câu chuyện thu không đủ chi. Đây là nội dung được đề cập tại hội thảo đánh giá kết quả thực hiện những chính sách phát triển GD-ĐT sau 3 năm thi hành Luật Thủ đô, do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ngày 28-7.
Thuận lợi nhiều
Bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GD-ĐT nhận định: Luật Thủ đô ra đời đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của Ngành GD-ĐT Thủ đô. Có thể nhận thấy, các quy định của Luật đã đi vào cuộc sống, tạo nên những kết quả nổi bật của Ngành GD-ĐT Thủ đô, trong đó có việc về đích trước một năm về đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 tại 30 quận, huyện, thị xã; nâng tỷ lệ trường chuẩn quốc gia lên hơn 50% vào năm 2015... Đến nay, Hà Nội là địa phương đầu tiên và duy nhất trên cả nước ban hành tiêu chí trường CLC và đang nhân rộng mô hình này ở các cấp học.
Theo Sở GD-ĐT, Luật Thủ đô với những quy định đặc thù đã tạo thuận lợi để GD-ĐT Thủ đô phát triển bền vững, trong đó có những chính sách phát triển để học sinh Thủ đô được học ở các ngôi trường ngang tầm khu vực về mọi mặt và mô hình trường CLC là ví dụ điển hình.
Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung cho biết, Luật Thủ đô được thông qua năm 2013 là cơ sở cho việc ban hành nhiều chính sách về giáo dục, được nhân dân chờ đón, ủng hộ. Để xây dựng trường CLC, Cầu Giấy đã dành nguồn ngân sách lớn và ổn định ở mức 30%/năm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, mua sắm