Tình huống sư phạm ( sưu tầm)
1. Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo bé, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc, bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thoả mãn nhu cầu chơi của bé Hoa?
Cách giải quyết:
- Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh và rủ bé Hoa cùng đi.
- Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? … Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ Mai, chào bác sĩ và ra về cô nhắc bệnh nhân Hoa vào khám
- Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai bệnh nhân để thực hiện ý tượng chơi “mẹ bệnh nhân”.
2. Trong giờ hoạt động góc, ở góc học tập, một nhóm trẻ đang xem các bức tranh về động vật, có hai cháu Lan và Tuấn tranh cãi nhau:
- Lan nói: Thỏ là động vật sống ở trong rừng.
- Tuấn: Sai rồi, thỏ là động vật nuôi trong gia đình.
Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết:
- Cô đến nhóm trẻ trẻ đó, thu hút các trẻ trong nhóm cùng Lan và Tuấn thảo luận, nêu ý kiến.
- Cô chính xác lại bằng cách giảng giải cho trẻ hiểu: Có nhiều con thỏ sống ở trong rừng, tự kiếm ăn, tự tìm chỗ trú, không được người chăm sóc.
- Nhưng con thỏ này là động vật sống ở trên rừng
- Còn những con thỏ được con người chăm sóc, cho ăn, làm chuồng cho ở nên là động vật nuôi trong gia đình.
3. Ở lớp mẫu giáo bé, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi với cát, với nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi lì ra, tiếp tục bốc cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, chị sẽ xử lí như thế nào?
Cách xử lí:
+ Giải thích: Biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại yêu cầu của cô.
Cách giải quyết:
- Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo (hoạt động góc).
- Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng) và cho biết lúc đó nếu cháu thích chơi thì cháu sẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này).
- Nếu cháu vẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm và giao hẹn với cháu khi cô rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn…
4. Trong giờ ngủ trưa, có một số cháu chưa ngủ được. Cháu thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa; cháu thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn phải khóc ré lên; có cháu thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ… Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác?
Cách giải quyết:
- Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đén giờ ngủ
- Cô kể chuyện không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi vào giác ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những cháu khó ngủ.
- Trường hợp cháu không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để dảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian qui định trong một ngày.
5. Buổi sáng sương lạnh mẹ quàng khăn cho bé Tâm để đi đế trường mẫu giáo nhưng cháu nhất định không chịu. Mẹ đành dỗ: “chỉ quàng để đi đường cho khỏi lạnh, đến lớp mẹ nhờ cô giáo cởi khăn cho”. Cháu đồng ý cho mẹ quàng khăn, vừa đến lớp, Tâm nói với cô: “ cháu chào cô. Mẹ cháu bảo cô cởi khăn cho cháu, chỉ cần quàng đi dường thôi”. Là giáo viên , chị sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết:
- Chào cháu và đến gần cháu sửa sang đầu tóc, quần áo cho cháu
- Khen cháu có khăn rất đẹp, cháu quàng khăn rất xinh, giải thích cho cháu hiểu trời rất lạnh, nát nữa có nắng ấm hơn cô sẽ cới cho cháu, mùa đông chúng ta cần phải quàng khăn cho ấm cổ để không bị ho, nếu để cổ bị lạnh sẽ ốm không đi học, đi chơi được… và quàng khăn lại cho cháu rồi gợi ý cháu đến chơi cùng các bạn…
- Trao đổi với phụ huynh không nên nói dối trẻ, cần nhẹ nhàng và giải thích để trẻ thực hiện yêu cầu hoặc nói rõ đến lớp lúc trời ấm hơn mẹ sẽ nhờ cô giáo cởi khăn cho.
Tình huống sư phạm- lớp MGC2
1. Tình huống 1:
Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, bé Tuấn ngồi im không vẽ. Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao con không vẽ , các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
2. Tình huống 2:
Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Chú bộ đội đi xa” nhịp ¾ có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại… Cô giáo phải làm gì để trẻ có cảm nhận và vỗ tay đúng được theo nhịp?
3. Tình huống 3:
Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được bé đó ?
4. Tình huống 4:
Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thỏa mãn nhu cầu chơi của bé Hoa ?
5. Tình huống 5:
Trong khi rửa mặt cho trẻ 24-36 tháng, phát hiện một trẻ bị đau mắt thì cô cần xử lí như thế nào ?
1.Tình huống trẻ không ngủ trưa
Ngay sau khi ăn trưa xong, thì trẻ thường muốn hoạt động và không chịu đi ngủ. Dù giáo viên đã dùng mọi cách để nhắc nhở thế nhưng trẻ vẫn không chịu đi ngủ. Có một số trẻ còn quấy khóc để thể hiện phản đối sự nhắc nhở của giáo viên. Tình huống này, thì các giáo viên sẽ giải quyết bằng cách nào để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ của các bé khác?
* Cách giải quyết tình huống: Trước khi bắt đầu giờ ngủ, các giáo viên có thể mở nhạc để trẻ bị lôi cuốn và giúp cho trẻ dễ ngủ hơn. Riêng với những trẻ không chịu đi ngủ thì giáo viên sẽ có thể nhẹ nhàng nhắc trẻ nằm xuống, đảm bảo tránh ảnh hưởng đến các bạn khác. Yêu cầu trẻ nằm xuống, rồi nhắm mắt lại và lắng nghe giáo viên đọc một mẩu chuyện ngắn sẽ giúp trẻ tập trung và dễ ngủ hơn.
2. Tình huống trẻ quấy khóc – biếng ăn
Xã hội phát triển cho nên trẻ được đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về vật chất, thường dẫn đến tình trạng biếng và lười ăn. Giờ ăn trưa trẻ thường quấy khóc, trẻ không chịu ăn và gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
* Cách giải quyết tình huống: Đối với trẻ biếng ăn thì giáo viên mầm non nên tìm hiểu rõ lý do tại sao trẻ biếng ăn để từ đó có những lời động viên, biện pháp khuyến khích phù hợp. Cũng có thể đưa ra các phần thưởng để động viên trẻ nào kết thúc được phần ăn giỏi nhất và sạch sẽ nhất. Các thầy cô có thể phải đưa ra các hình phạt nhẹ nhàng như phê bình, hay yêu cầu trẻ giúp cô dọn bàn ăn…
3.Tình huống trẻ để đồ chơi lung tung
Khi trẻ chơi đồ chơi cùng bạn xong nhưng khi giáo viên yêu cầu trẻ sắp xếp lại đồ chơi vào đúng vị trí như ban đầu thì trẻ không chấp hành và làm theo.
* Cách giải quyết tình huống: Trước tiên, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ. Nếu như trẻ vẫn kiên quyết không nghe lời thì giáo viên có thể đưa ra một số các quy định cũng như hình phạt dành cho ai không chịu sắp xếp đồ chơi đúng vị trí. Qua đó giáo viên có thể rèn cho trẻ tính kỳ luật và tuân thủ theo các quy định trong lớp học.
Ở trên đây chỉ là một trong số rất nhiều tình huống sư phạm ở trường mầm non điển hình mà các giáo viên sẽ phải đối mặt khi làm việc. Hy vọng với những chia sẻ như vậy, thì các giáo viên mầm non tương lai sẽ tìm cho mình được cách tốt nhất để xử lý những tình huống sư phạm.
3.Tình huống trẻ xảy ra xung đột - cãi nhau
Trong quá trình chơi đùa với bạn cùng lớp, trẻ xảy ra xung đột nhưng trẻ không chịu nhận lỗi và xin lỗi bạn. Cần nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột, sau đó hỏi từng trẻ nguyên nhân vì sao lại xung đột. Khi giáo viên đã tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng sẽ nhẹ nhàng phân tích cho trẻ biết những điểm sai của trẻ, yêu cầu trẻ xin lỗi và giúp trẻ giải quyết những vấn đề đó.
Là giáo viên mầm non bạn sẽ giải quyết như thế nào?
5.Tình huống giao tiếp giữa cô giáo mầm non với phụ huynh
-Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang daỵ lớp con của họ. Phụ huynh cho rằng cô giáo nọ thiếu nhiệt tình, dạy học sinh không hiểu và đăc biệt là cô giáo có định kiến và thiếu quan tâm với con em họ nên con họ học không tiến bộ. Phụ huynh có nguyện vọng xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn.
Là giáo viên mầm non bạn sẽ giải quyết như thế nào?
6.
- Cháu Long 3 tuổi mới đi học ở trường mới , mặc du mới đi học nhưng cháu rất mạnh dạn. Cháu tự tin vào lớp chơi cùng các bạn trong lớp nhưng trong khi chơi cháu còn tranh giành lấy đồ chơi của bạn. Khi bố mẹ cháu đến đón cháu có nói với bố mẹ cháu là cháu không được chơi đồ chơi, bạn không cho con chơi cùng. Là gv lớp các cô trao đổi sử lí tình huống.
- Bé Trang tại lớp MGB đang chơi góc bác sĩ bé chỉ loay hoay với cái ống nghe mà không quan tâm, không chơi với bạn. Bạn đưa em bé đến khám ngồi một lúc không thấy bác sĩ khám liền đi chỗ khác chơi. Là GV trong tình huống này cô giáo sử lí tình huống sư phạm.
- Trong giờ hoạt động ngoài trời quan sát vườn hoa trong sân trường, trong lúc các bạn tập trung quan sát theo lời cô giáo dậy thì bỗng có một đàn bứom bay qua. Các bạn chạy theo đàn bướm, mỗi bạn một nơi. Là GV trong tình huống trên cô giáo giải quyết.
- Bé Đức Anh học ở lớp MGL là một cháu hiếu động trong lớp, nhưng cháu rất ham tìm tòi. Trong giờ rửa tay trứơc khi ăn cơm khi được xếp hàng đi rủa tay cháu còn té nứoc làm ứot áo bạn. L à GV trong tình huống sự phạm trên sẽ giải quyết thế nào.
- Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi vui vẻ, bỗng có 02 bé trai tranh giành nhau 1 chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu nhường ai, cô sẽ sử lý tình huống này như thế nào ?
- Bé Lan 3 tuổi mới đi học ở trường màm non lần đầu nên bé khóc quấy suốt ngày và chỉ theo một cô giáo trong lớp . nếu gặp trường hợp như vậy ở lớp mình , bạn sẽ làm thế nào?
- Trước khi ra về cô bảo các con phải cất đồ chơi rồi mới được về các bạn đang cất đồ chơi cô đứng quan sát thì thấy một bạn đã lén lút đút vào túi quần vài lắp ghép nếu là cô giáo lúc đó bạn xử lý như thế nào??
- Giờ trả trẻ có 2 bạn đều đựơc mẹ đón và 2 con đều nhận 1 đôi dép là cuả mình. 2 mẹ cũng nhận đó là dép cuả con mình. Là bạn-bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Ổ lớp mẫu giáo nhỡ có bé nam hay đi hoc muộn thường các bạn đã xong bài tập thể dục bé mới đến. Thậm chí có hôm còn cầm theo cả đồ ăn sáng. Hôm nay cũng vậy mẹ bé dãn bé đến khi cô keer chuyện cho cả lớp nghe. Mẹ dúi vào tay của cô tô cháo bảo nhờ cô đút hộ cho cháu rồi tất tã đi làm. Nếu bạn là cô giáo trong trường hợp này bạn sẽ xử lý như thế nào và giải thích vì sao lại chọn cách sử lý đó?
- Trong một lớp học lớp lá có một trẻ gái khóc lên, cô đến hỏi vì sao con khóc: trẻ trả lời: " bạn nam hôn lên má con" nếu là ban bạn giải quyết như thế nào? nếu trẻ nói ba con dặn ai đụng vào là đánh liền thì giải quyết làm sao?
- Cháu việt là 1 đứa trẻ khá bướng bỉnh nhưng lại có năng khiếu hội họa,1 lần trong giờ tập vẽ cô giáo hướng dân cả lớp vẽ hoa mùa xuân tất cả đều vẽ hoa theo đề tài của cô riếng việt vẽ ô tô. Cô giáo lại gần nhắc nhở việt vẽ theo đề tài, việt ngừng vẽ ngồi im, gần hết giờ cô quay lại vẫn thấy việt mải mê tô đặc điểm chiếc ô tô của mình. Nếu là giáo viên bạn sẽ làm gì ??
- Trong gio học MTXQ cô đã chuẩn bị 1số quả thật cho trẻ khám phá. Nhưng khi dùng đến cô phát hiện trẻ đã ăn mất. Cô sẽ xử lý thế nào?
- Cháu Linh mới đến lớp được mấy hôm. Cháu lầm lì, ít nói, hay ngồi chơi một mình. Cô giáo hỏi gì cháu cũng không nói. Hôm nay cũng vậy, cô hỏi, cháu cũng chỉ yêm lặng nhìn cô chằm chằm và miệng cứ mím chặt. Là cô giáo, bạn sẽ sử lý như thế nào?
- Trong giờ ngủ trưa, có 1 trẻ trong lớp không chịu ngủ cháu thường xuyên ngồi khóc vì nhớ mẹ, tình trạng ấy kéo dài đã mấy tháng trời. xử lí tình huống này như thế nào?
- Trong giờ chơi cướp cờ bé hoa cứ giành chơi mai, cô nhắc nhở thì bé bảo: bố mẹ con nói gia đình con có nhiều đóng góp cho nhà trường nên con phải được ưu tiên chơi nhiều. Nếu là giáo viên trong tình huống này bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Trong tiết mỹ thuật, cô giáo yêu cầu cả lớp vẽ con thuyền trên biển. Bé Tuấn Anh lại vẽ con gà. Dù cô giáo đã nhắc nhở những bé vẫn tiếp tục vẽ con gà và không thực hiện theo yêu cầu của cô giáo. Cô nên xử lý như thế nào trong trường hợp này
- Phụ huynh muốn cho con đi học thêm ngay từ khi đang học mầm non để chuẩn bị cho bé vào lớp một. Cô giáo nên xử lý như thế nào