1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Xúm xít! Xúm xít!
- Xin chào tất cả các bạn!
- Đố các bạn biết tôi là ai?
A đúng rồi, tôi là giọt nước tí xíu đấy.
- Chúng tôi đang trên đường đi làm mưa cùng chị gió đấy. Các bạn có muốn đi cùng tôi không?
Nào chúng ta cùng đi nhé!
- Cô và trẻ vận động theo nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Các con vừa hát bài hát gì vậy nhỉ?
- Bài hát nói về điều gì?
- Vậy các con có biết mưa bắt nguồn từ đâu không?
- Muốn biết mưa bắt nguồn từ đâu các con hãy nhẹ nhàng ngồi xuống và lắng nghe cô kể câu chuyện "Giọt nước tí xíu".
2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện
* Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Đàm thoại:
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
=> Đúng rồi, cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện “Giọt nước Tí Xíu” của tác giả Nguyễn Linh. Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của Tí Xíu. Tí Xíu từ một giọt nước ở biển cả được ông mặt trời chiếu tia nắng vào đã biến thành hơi bay lên trời rồi tụ lại thành những đám mây. Khi những đám mây nặng dần thì những giọt nước thi nhau rơi xuống sông suối ao hồ rồi lại trở về với mẹ biển cả đấy. Các con có thấy thú vị không nào?
Để hiểu rõ hơn về câu chuyện, cô mời các con nhẹ nhàng về ghế ngồi và hướng lên màn hình cùng cô nào.
* Cô kể chuyện lần 2 kết hợp với máy chiếu
* Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải
- Cô vừa kể câu chuyện gì? Của tác giả nào?
- Câu chuyện nói về điều gì?
- Trong truyện có những ai?
- Tí xíu là ai? Các con có biết Tí Xíu là như thế nào không?
-Tí Xíu là một giọt nước ở biển đấy. “Tí xíu” là rất bé, bé tí tẹo tèo teo.
- Họ hàng anh em nhà Tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào?
Trích dẫn:"Tí Xíu là một giọt nước....ở cả dưới nước”
-Một buổi sáng biển lặng Tí xíu đang chơi đùa cùng các bạn, ai đã rủ tí xíu đi chơi?
- Ông mặt trời đã gọi Tí Xíu như thế nào?Các con cùng nói giống giọng ông mặt trời nào
Trích dẫn: "Tí Xíu ơi! Cháu có đi với ông không?”
- Tí Xíu đã trả lời ông Mặt trời ra sao?
- Sau đó ông mặt trời nói muốn rủ Tí Xíu đi đâu?
-Tí xíu rất thích đi chơi nhưng Tí xíu nhớ ra điều gì làm chú không bay lên được? Ông mặt trời đã làm gì để giúp Tí Xíu đi chơi được?
Trích dẫn:"Đi làm gì ạ? Ông mặt trời vén.... biến thành hơi”
-Trước khi đi, Tí Xíu đã nói với mẹ biển cả như thế nào?
Trích dẫn: "Chào mẹ, con đi đây. Mẹ chờ con trở về”
- Làm thế nào bạn Tí Xíu vào được đất liền?
Trích dẫn:"Tí Xíu nhập...vào đất liền.”
- Khi Ông mặt trời tỏa những tia nắng chói chang, không khí trở nên oi bức. Bỗng có điều gì xảy ra? Tí Xíu và các bạn cảm thấy như thế nào?
Các con làm theo cô nào: “Mát quá các bạn ơi! Mát quá!”
-Nhưng trời mỗi lúc một lạnh, Tí xíu và các bạn thấy rét, chúng xích lại gần nhau thành một khối đông đặc và cuối cùng Tí xíu và các bạn biến thành gì?
Trích dẫn:"Tí Xíu và các bạn... xuống thấp, thấp dần”
- Sau đó một tia sáng vạch ngang bầu trời. Rồi một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn và điều gì đã xảy ra?
- Các con có biết thế nào là cơn giông không?
=> Cơn giông xuất hiện khi trời sắp mưa. Cơn giông là hiện tượng gió mạnh, sấm sét dữ dội và mưa rất to. Nước mưa có tác dụng gì với con người và cây cối?
=> Cô khái quát: Những giọt nước Tí Xíu rất cần thiết cho cuộc sống của con người và muôn loài như để ăn uống, sinh hoạt: rửa tay, rửa chân và tưới cây giúp cây cối, hoa lá phát triển đâm trồi nảy lộc. Các con cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước?
- Cô khái quát lại.
3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi
- Để hiểu rõ hơn về quá trình tạo ra mưa, cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi “Vòng tuần hoàn của nước”.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi. Khi có hiệu lệnh xuất phát, các bạn đầu hàng lần lượt bật qua 5 vòng liên tiếp và chạy lên lấy một hình ảnh dán lên bảng theo đúng thứ tự vòng tuần hoàn của nước.
- Luật chơi: Khi bạn quay về chạm vào tay bạn tiếp theo thì bạn tiếp theo sẽ bật qua các vòng, cứ như vậy cho đến cuối hàng. Các con nhớ không được giẫm vào vòng nếu không sẽ phải nhảy lại. Thời gian chơi là một bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc đội nào dán xong trước và dán đúng sẽ là đội chiến thắng.
- Trẻ chơi
- Cô công bố kết quả
4. Hoạt động 4: Kết thúc.
- Chuyển hoạt động
|