Đồ chơi Montessori rất đa dạng, không theo khuôn mẫu nên các bố mẹ hoặc các bé có thể tự làm đồ chơi Montessori tại nhà một cách độc lập sáng tạo giúp các bé cảm thấy hứng thú và vui chơi trong một thời gian dài.
Các bé thể phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần cũng như trí tuệ thông qua việc cầm nắm, tác động vào chúng. Đồ chơi giáo dục Montessori được lấy nguồn cảm hứng quen thuộc mà các bé thường thấy mỗi ngày.
Cha mẹ nên biết làm đồ chơi Montessori để trẻ bắt đầu học được những kỹ năng độc lập, học tập hiệu quả, kỹ năng giao tiếp, có tinh thần đoàn kết và hợp tác.
Hoặc bố mẹ có thể cùng con làm đồ chơi Montessori nhằm giúp con phát huy sự sáng tạo, nhạy bén, tăng khả năng phản xạ và tập trung hơn trong mọi việc.
Cách làm đồ chơi Montessori rất phong phú, do cách làm nó vô cùng đơn giản nên bạn có thể sáng tạo ra nhiều đồ chơi Montessori với các nguyên liệu khác nhau, dưới đây là những cách làm đồ chơi Montessori mà AVAKids chia sẻ cho các bố mẹ kham khảo và áp dụng cho các bé cưng của bạn!
Bảng bận rộn hay còn được gọi là Busy Board là một trong những trò chơi theo phương pháp Montessori mang tính chất khơi gợi trí tò mà và khám phá cho các bé từ 8 tháng tuổi đến các bé 5, 6 tuổi đều có thể phát triển trí thông minh, vận động nhờ nội dung và độ phức tạp được gắn trên bảng.
Muốn làm đồ chơi Montessori cho các bé, bố mẹ cần phải biết chuẩn bị nguyên vật liệu và nội dung cho tấm bảng của mình. Sau đó hãy đọc kỹ các hướng dẫn sau để tạo một sản phẩm mà bé có thể hứng thú và chơi lâu dài.
- Chuẩn bị một tấm bảng gỗ có kích thước phù hợp và những món đồ chơi theo ý tưởng của bạn muốn làm cho con.
- Phác thảo sơ đồ mô tả vị trí các món nguyên vật liệu, sau đó, tiến hành khoan vít để gắn các vật liệu lên trên tấm bảng gỗ sao cho đúng với vị trí đã phác thảo.
Thông thường, bố mẹ thường sử dụng công tắc điện, khoá zip, dây buộc, chốt cửa,... Trò chơi này làm cho các bé phát giác trí tò mò và hình dung ra được mối liên hệ mật thiết giữa các món đồ chơi, đồng thời các bé cũng biết được vai trò của từng món trong cuộc sống thường nhật.
Đối với các bé việc học chữ cái và con số luôn nhàm chán và không hứng thú. Vì vậy, các mẹ nên sáng tạo ra phương pháp học tập kết hợp với chơi sẽ giúp con bạn tập trung hơn và sinh ra sự kích thích đấy.
Mẹ có thể viết các chữ cái và con số với kích thước phù hợp vào một tấm bìa cứng rồi cắt, sắp xếp chúng có khoảng cách rồi bố mẹ vừa đọc con số hay chữ cái và hướng dẫn con bắt những con chữ cái hoặc số trên bàn.
Bố mẹ có thể sáng tạo hơn nữa để giúp con vừa phát triển trí tuệ và vừa phát triển khả năng vận động.
Kích thích sự sáng tạo qua bảng chữ cái và số (nguồn internet)
Cho bé thực hành và quan sát các thí nghiệm thực tế tại nhà sẽ giúp bé phát triển trí tò mò về thế giới xung quanh. Khi quan sát các thí nghiệm, trẻ có khả năng sáng tạo, nghiên cứu và phát huy nhiều sáng kiến thú vị nữa đấy.
Thí nghiệm này khá đơn giản, bố mẹ cần chuẩn bị 2 hay 3 cốc nước đã được pha với dung dịch màu khác nhau. Sau đó, bạn lấy cải thảo hoặc có thể tìm một bông hoa thay thế cắm vào trong nước.
Để bé quan sát một thời gian, cải thảo ở các gốc dần đổi màu tương ứng với màu sắc trong nước.
Tiến hành thí nghiệm màng ngăn vô hình, bố mẹ cần chuẩn bị:
- Một khay nước đá.
- Một khay trống.
- Một chai nhựa.
- Một quả bóng bay buộc vào chai nhựa.
Bắt đầu tiến hành thí nghiệm: Đưa chai nhựa vào trong khay trống và cho nước sôi vào, quả bóng sẽ căng lên và khi đưa chai nhựa có quả bóng vào khay nước đá, bóng sẽ xẹp xuống.
Bên cạnh làm đồ chơi Montessori theo phong cách hoạt động trí não, một sân chơi vận động theo phương pháp Montessori sẽ giúp các bé phát triển hơn nữa đấy!
Bố mẹ có thể sáng tạo cho con một sân chơi trong nhà và có thể sử dụng những chiếc đệm, gối để tạo một mô hình leo núi nhỏ. Qua trò chơi, các bé có khả năng phát linh hoạt, nhạy bén.
Đồ chơi montessori ngoài sân (nguồn google)
Đồ chơi Montessori sáng tạo mang lại niềm vui và giúp bé phát triển tối đa sự sáng tạo thông qua những trải nghiệm:
Bố mẹ hãy chuẩn bị một trang giấy có vẽ một con vật ngộ nghĩnh hay một hình bất kỳ nào đó. Đưa cho bé một bộ màu sắc, hướng dẫn bé để bé tự mình tạo nên một bức tranh sinh động mang phong cách của bé.
Tạo hình con vật theo phương pháp Montessori đang được các bé nhỏ yêu thích, đặc biết là các bé gái. Bố mẹ cần chuẩn bị một tấm bìa cứng, vật dụng bấm lỗ và một cuộn len nhỏ.
Bố mẹ có thể vẽ lên tấm bìa cứng những con vật ngộ nghĩnh hoặc hướng dẫn bé giúp con phát triển sự sáng tạo của mình. Sau đó bấm lỗ tuỳ ý để các bé tự tay luồn dây qua lỗ. Trò chơi này các bé nâng cao về khả năng sáng tạo và luyện tập sự khéo léo của tay.
Kích thích sự sáng tạo của trẻ qua trò chơi nặn đất sét (nguồn internet)
Đồ chơi vận động tinh tạo điều kiện các bé phát triển kỹ năng khéo léo thông qua việc cầm nắm, xoay, vặn, gấp giấy, lắp ghép các khối và những động tác phức tạp hơn như đan, nặn tượng,...
Đối với đồ chơi vận động tinh theo phương pháp Montessori có rất nhiều trò chơi đa dạng và thú vị. Bố mẹ có thể cho bé tập chơi với việc cắt bỏ giấy và dần tập làm quen với các mô hình bằng giấy phức tạp hơn.
Với các bé lớn hơn, bố mẹ có thể cho con tập làm quen với nghệ thuật giấy Origami như một loại đồ chơi giấy cho con, bố mẹ có thể ở bên cạnh và hướng dẫn để bé dần dần phát triển sự khéo léo của mình.
Mặc dù làm đồ chơi montessori rất đơn giản và dễ dàng thực hiện nhưng các đồng chí nhỏ của chúng ta chưa chắc sẽ chịu hợp tác và thích thú với những trò chơi này.
Vì thế, các bố mẹ cần phải khuyến khích con tham gia trò chơi, sử dụng cách phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là những lưu ý mà có thể bạn đang cần:
Những đứa trẻ đang trong phát triển cần có bố mẹ đồng hành cùng mình trong nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau, ngay khi chơi các trò chơi cũng vậy. Vì thế, bố mẹ cần động viên con, giúp con vực dậy tinh thần.
Những cử chỉ nhỏ hay hành động của cha mẹ sẽ giúp bé tham gia trò chơi tự tin hơn, bé sẽ học hỏi nhiều kiến thức mới khác nhau. Ngoài ra, còn giúp bé cảm thấy an toàn trong trò chơi mạo hiểm.
Bố mẹ cần phải nhẫn nại chỉ bảo con. Không được nôn nóng hoặc bắt ép con làm điều mà bé chẳng thích thú. Trẻ rất hay nhanh chán, rất tò mò những điều mới lạ nên bố mẹ phải vô cùng kiên trì giúp trẻ từ từ làm quen bắt nhịp được những trò chơi có ý nghĩa và bổ ích.
Trẻ ở độ tuổi này, bắt đầu hình thành tâm lý muốn thể hiện bản thân, thường có biểu hiện chống đối cha mẹ khi bị la mắng. Chính vì thế, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mỏi mệt và bất lực, bắt đầu mất kiên nhẫn với con.
Cha mẹ phải tự chủ và không được la mắng, quát tháo trẻ, hãy khuyến khích, động viên con.
Những đứa trẻ có sở thích khác nhau với từng món đồ chơi, tuỳ theo độ tuổi mà bố mẹ cần phải kết hợp nhiều trò khác nhau để bé cảm thấy mới lạ, có hứng thú, kích thích trí tò mò và khám phá ở bé.
Kết hợp nhiều trò chơi sẽ giúp bé các bé thu thập thêm nhiều kiến thức phong phú và đa dạng hơn.
Cha mẹ nên dành nhiều lời khen khi con hoàn thành tốt trò chơi, đừng thờ ơ với con, nếu làm vậy con sẽ mất tự tin và bắt đầu tự ti. Hãy tặng con những lời động viên, khích lệ xứng đáng với thành tựu của con, không nên nói quá sẽ khiến con bắt đầu tự phụ.