Trước tiên bố mẹ cần biết rằng sốt chưa hẳn là triệu chứng xấu. Sốt không phải là bệnh mà là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang chống lại vi-rút hoặc mầm bệnh.
Cơ thể người thường nóng lên khi tiếp xúc với một căn bệnh truyền nhiễm. Bởi đó là cách cơ thể phản ứng với những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Thậm chí đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang tạo ra các kháng thể để tấn công vi-rút và vi khuẩn.
Trẻ bị sốt khiến ba mẹ lo lắng. Nguồn: internet
Hầu hết tình trạng sốt ở trẻ đều xuất phát từ vi-rút hoặc vi khuẩn thường gặp và sẽ tự khỏi. Một số lý do phổ biến khiến trẻ bị sốt bao gồm:
- Cảm lạnh và cúm
- Viêm đường hô hấp trên và dưới
- Nhiễm trùng tai
- Tiêm phòng
Có một số lý do khác khiến trẻ bị sốt nhưng ít phổ biến hơn. Trong đó, có những tình trạng bệnh nghiêm trọng cũng đi kèm với sốt, như:
- Rối loạn tự miễn dịch
- Say nắng và đột quỵ nhiệt
- Viêm màng não
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đối với việc mọc răng ở trẻ nhỏ, các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được việc mọc răng có gây sốt hay không. Các bác sĩ cảnh báo trước khi kết luận nguyên nhân sốt, bố mẹ nên chắc chắn rằng bé đang mọc răng không có các bệnh nhiễm trùng khác.
Nếu bố mẹ cho rằng bé đang sốt nhưng không thể đo nhiệt độ, thì quan sát một số dấu hiệu sau có thể tạm thời xác định:
- Bé mệt mỏi hoặc hôn mê
- Bé khó chịu hoặc cáu kỉnh
- Bé ăn không ngon, bỏ bữa
- Da bé nhợt nhạt hoặc phát ban
- Da nóng khi chạm vào, đặc biệt là trên trán hoặc thân mình
- Bé bị co giật
Một số trẻ không có dấu hiệu sốt biểu hiện ra bên ngoài. Trong khi phần lớn trẻ luôn xuất hiện phản ứng cơ thể khi nhiệt độ thay đổi.
Có nhiều vị trí để đo nhiệt độ của bé, bao gồm đo ở trán, tai, miệng, nách và thực tràng. Đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ trực tràng thường chính xác hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử để có kết quả nhanh và đúng nhất.
Dùng nhiệt kế để xác định tình trạng sốt của trẻ. Nguồn: internet
Nhiệt độ biểu hiện bé đang bị sốt theo từng vị trí gồm:
- Nhiệt độ thực tràng (hậu môn) trên 38°C.
- Nhiệt độ ở miệng trên 37,5°C.
- Nhiệt độ ở nách trên 37,5°C.
- Nhiệt độ đo ở tai trên 38°C.
Ngoài ra, mỗi loại nhiệt kế lại có sự chênh lệch sai số khác nhau.
Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP) khuyến cáo không nên đo nhiệt độ của trẻ khi mới tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Ví dụ như ngay sau khi tắm nước nóng, sau khi uống đồ uống nóng hoặc lạnh, sau khi mặc quần áo ấm.
Nhiệt kế thủy ngân không còn được khuyến khích sử dụng do không đảm bảo an toàn khi bé làm rơi vỡ. Những thiết kế nhiệt kế điện tử sẽ giúp bố mẹ đọc nhiệt độ của con chính xác và an toàn hơn. Có khá nhiều loại có thể tham khảo:
- Nhiệt kế đo thái dương hoặc trán là phương pháp nhanh chóng kiểm tra nhiệt độ của bé. Loại nhiệt kế này được coi là khá chính xác cho trẻ ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.
- Nhiệt kế đo taicũng giúp bố mẹ dễ dàng để đo nhiệt độ cho bé, nhưng bé phải từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Nhiệt kế trực tràng, miệng, nách rất dễ lựa chọn cho trẻ nhỏ. Nếu dùng nhiều nhiệt kế để đo những vị trí này, mẹ cần đánh dấu để không sử dụng nhầm lẫn.
Thông thường, mẹ nên ưu tiên đo nhiệt độ trực tràng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Đo nhiệt độ ở miệng và trán cho trẻ từ 4 – 5 tuổi. Nhiệt độ ở nách có thể áp dụng ở bé mọi lứa tuổi nhưng không phải lúc nào cũng chính xác.
Với những trẻ khỏe mạnh, sốt thông thường không nguy hiểm và bé sẽ hồi phục sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên có một số trường hợp cơn sốt trở nên nguy hiểm mà ba mẹ cần liên hệ bác sĩ ngay:
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt (nhiệt độ ở nách từ 37.5°C hoặc ở hậu môn từ 38°C trở lên): đây làtrường hợp nguy hiểm, bạn cần cho bé nhập viện ngay. Với những trẻ sơ sinh, một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Trẻ từ 3 tháng -3 tuổi bị sốt kéo dài > 3 ngày (nhiệt độ ở nách từ 37.5°C hoặc ở hậu môn từ 38°C trở lên)
- Ở bất cứ độ tuổi nào, nếu trẻ có nhiệt độ từ 40°C trở lên (đo ở hậu môn) hoặc 39.5°C trở lên (đo ở nách)
- Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào
- Sốt kéo dài trên 24 giờ không rõ nguyên nhân
- Trẻ bị đau khi tiểu
- Hạ sốt hơn 24 giờ rồi lại tái phát
Đối với những trẻ lớn hơn và khỏe mạnh, cần theo dõi các hành vi kèm theo của trẻ. Nếu trẻ vẫn sinh hoạt, vui chơi, ăn uống và tiểu tiện bình thường, màu da vẫn bình thường thì có lẽ cơn sốt không nghiêm trọng.
Lau mát bằng nước ấm là biện pháp tác động từ bên ngoài nhưng giúp cho cơ thể trẻ ấm lên từ bên trong. Vì khi nước bốc hơi sẽ làm giãn mạch máu, giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Để lau mát, ba mẹ nên chuẩn bị 5 cái khăn mềm, nhúng vào nước ấm và vắt hơi ráo, sau đó chườm vào các vị trí là trán, cổ, 2 nách, 2 bẹn. Cứ 2 - 3 phút lại thay khăn một lần, nhúng khăn mặt vào nước ấm rồi chườm lại, nếu nước không còn ấm thì nên chêm thêm nước ấm vào. Không nên lau mát quá 30 phút và nên lau trong phòng kín gió. Đặc biệt, ba mẹ không được lau mát cho trẻ bằng nước lạnh. Các khuyến cáo hạ sốt cho trẻ như sau:
- Sốt từ 38.5 - 39°C: không khuyến cáo điều trị thuốc hạ sốt.
- Từ 39°C - 40°C: dùng đơn thuần 1 loại thuốc hạ sốt (nếu không hạ mới dùng xen kẽ loại thứ 2).
- Từ 40°C trở lên: lau mát trước để thân nhiệt giảm xuống dưới 40°C rồi dùng hạ sốt. Vì khi trên 40°C thì hạ đồi bị ức chế, thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc tác dụng kém.
Lau mát giúp hỗ trợ hạ sốt nhanh chóng. Nguồn: Internet
Khi trẻ bị sốt, những ba mẹ mới nuôi con lần đầu thường rất lo lắng và hoang mang. Nên làm gì khi trẻ bị sốt - điều đầu tiên ba mẹ cần làm đó là bình tĩnh để xử lý trong từng trường hợp. Thông thường, có những quy tắc chung sau đây để hạ sốt cho trẻ.
Khi trẻ bị sốt, cơ thể bị mất nước. Do vậy, ba mẹ nên cho bé uống thật nhiều nước như là: nước ép, nước dừa, nước dùng, trà thảo mộc,... Ba mẹ cũng nên cho trẻ uống các loại chế phẩm có chất điện giải như Hydrat hóa, Pedialyte...
Trẻ bị sốt thì cơ thể mỏi mệt nên thường biếng ăn. Ba mẹ nên cho bé ăn những món ăn như là cháo, súp, phở,... nấu cùng các loại thịt, cá để đủ dưỡng chất cho bé vượt qua bệnh tật. Ngoài ra, các món ăn nên bổ sung các loại gia vị như lá hành, gừng, tỏi,... để tăng kháng thể cho bé.
Khi trẻ bị sốt thường có cảm giác ớn lạnh. Người bé thì sốt nhưng bé cảm thấy lạnh. Ba mẹ lúc này đừng đắp mền hay ủ ấm cho bé mà ngược lại, cần cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tỏa nhiệt nhanh, hạ sốt.
Nếu trẻ bị sốt mà vẫn chơi đùa, sinh hoạt bình thường, ăn uống đủ, đi tiểu tiện bình thường thì ba mẹ không cần cho bé uống thuốc. Cứ cho bé mặc quần áo thoáng mát để bé giảm sốt nhanh.
Chườm mát cho trẻ là một cách hữu hiệu để giúp trẻ giảm nhiệt độ, hết sốt. Lưu ý, không nên chườm quá 30 phút.
Khi trẻ bị sốt nên giữ cho nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh. Ba mẹ nên mở hết các cửa sổ và mở một cây quạt máy chế độ quay để thoáng mát và lưu thông không khí.
Xem thêm: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là lý tưởng?
Khi trẻ bị sốt quá cao dễ dẫn đến co giật. Do vậy, khi đo nhiệt độ ở nách 38,5 độ C ba mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Điều cần lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt là liều lượng dùng cho độ tuổi và cân nặng trẻ là khác nhau. Thông thường liều dùng là 10mg - 15mg cho 1kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng. Mỗi ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 5 lần.
Ngoài ra, nếu trẻ khó uống thuốc ba mẹ có thể dùng thuốc nhét hậu môn. Miếng dán hạ sốt cũng là một công cụ hữu hiệu giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi trẻ uống thuốc hạ sốt xong và thuốc có tác dụng trong khoảng 30 - 60 phút sau. Lúc này, trẻ bắt đầu cảm thấy nhiều năng lượng hơn và muốn chơi đùa các trò chơi hao tốn năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể bé khi đó cần nhiều năng lượng hơn để chống lại virus, vi khuẩn. Do vậy, ba mẹ nên khuyến khích cho trẻ nghỉ ngơi thư giãn nhẹ nhàng tại giường, như là: đọc sách, hát ru cho bé nghe, xếp hình,...
Ba mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn loãng khi trẻ bị sốt. Nguồn: internet
Ba mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu con khi có một trong các dấu hiệu sau đây.
Nếu trẻ có các hành động bất bình thường như: quấy khóc mà không có lý do, khuôn mặt mệt mỏi, bơ phờ, thường hay cáu kỉnh và khó chịu thì cha mẹ hãy liên hệ ngay đến bác sĩ để xin lời khuyên.
Trong trường hợp, cha mẹ quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu của tình trạng mất nước như số lượng tã mà bé sử dụng cũng như số lần chúng đi vệ sinh ít hơn thường ngày. Các bậc phụ huynh nên liên hệ ngay đến bác sĩ để được tư vấn và hiểu rõ hơn về tình hình sức khoẻ của trẻ.
Khi bị sốt, những trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi thường được kiểm soát và điều trị tại nhà, nhưng cho dù cơn sốt của bé như thế nào, để an tâm cha mẹ cũng nên gọi điện đến bác sĩ, đặc biệt là những trường hợp bé có các triệu chứng nguy hiểm.
Đối với trẻ 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C hoặc mắc các bệnh tiềm ẩn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. Trong trường hợp này cha mẹ nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
Ngoài ra, còn có các bệnh tiềm ẩn khác làm cho trẻ bị sốt bao gồm: ung thư, tình trạng hệ thống miễn dịch và tiền sử dụng thuốc steroid.
Một lý do khác để cha mẹ có thể liên hệ đến bác sĩ nhi khoa nhờ tư vấn ngay lập tức là khi phụ huynh đã cho trẻ dùng các loại thuốc hạ sốt an toàn như paracetamol và ibuprofen mà trẻ vẫn không giảm sốt.
Bất kỳ cơn sốt nào kéo dài hơn 3 ngày, dù không kèm theo triệu chứng khác thì mẹ cũng nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán.
Đôi khi trẻ có thể bị co giật khi sốt, đặc biệt nếu nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Những cơn cơ giật này thường chỉ kéo dài trong vài phút, nhưng nó làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Các triệu chứng bao gồm: co giật, trợn mắt, rên rỉ và bất tỉnh.
Các cơn co giật do sốt khá phổ biến hiện nay, đây chính là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã phát triển bệnh thần kinh mãn tính. Vì thế, các bậc phụ huynh cần nên liên hệ đến bác sĩ ngay để tránh dẫn đến tình trạng nghiêm trọng.
Nếu bé sốt cao hơn 38 độ C, có thể kèm theo những triệu chứng dưới đây thì bạn nên lập tức đưa bé đến bệnh viện:
- Thóp trên đầu bé sưng lên hoặc lõm xuống
- Bé nôn hoặc tiêu chảy liên tục
- Đỏ, sưng hoặc tiết dịch ở mắt, rốn hay vùng kín
- Ngủ li bì, không muốn vận động
- Đau đầu dữ dội hoặc đau bụng
- Các dấu hiệu suy hô hấp, bao gồm môi hoặc lưỡi xanh, thở khò khè hoặc thở hổn hển
- Cứng cổ hoặc sưng khớp
- Khóc liên tục không thể dỗ
Cần cho bé đi khám bác sĩ khi cần thiết. Nguồn: internet
Sốt là triệu chứng không thể phòng nhưng mẹ có thể ngăn ngừa những bệnh gây ra sốt. Mẹ hãy giúp con vệ sinh tay chân thật sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với người bị bệnh. Một số loại vắc-xin sau tiêm cũng có thể gây sốt nên mẹ có thể chủ động cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ nhỏ thì điều này là không cần thiết.