HĐ 1: Gây hứng thú (1-2 phút)
- Tổ chức cho trẻ làm thành đoàn tàu đi vào.
- Các con ơi chúng mình đang chơi làm gì vậy?
- Các con có biết ai là ngườilái tàu hỏa ?
- Ngoài ra trong xã hội còn có những nghề gì nữa?
- Chúng mình ước mơ sau này sẽ làm nghề gì?
HĐ 2: Bài mới ( 23-25 phút)
1.Làm quen chữ cái.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh tàu hỏa.
+ Chúng mình thấy tàu hỏa như thế nào?
+ Khi ngồi trên tàu các con ngồi như thế nào?
+ Dưới hình tàu hỏa cô có từ “tàu hỏa”
+ Mời cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần.
+ Yêu cầu trẻ tìm chữ cái đã học có trong từ “tàu hỏa” và phát âm.
- Có mấy chữ a
=>Cô động viên, khen trẻ.
* Giới thiệu làm quen chữ cái u.
+ Cô giới thiệu đây là chữ u in thường. Cô phát âm trước 3 lần, mời cả lớp cùng phát âm 3 lần
+ Mời từng tổ phát âm.
+ Trên tay cô cũng có gì đây? (Thẻ chữ u to của cô)
+ Mời cả lớp cùng phát âm.
+ Cô cầm và phát âm trước, đưa trẻ lần lượt truyền tay nhau phát âm.
+ Mời nhóm phát âm và cho cả lớp phát âm lại.
=> Cô động viên khen trẻ.
+ Yêu cầu trẻ tìm chữ u trong rổ giơ lên và phát âm.
+ Nhận xét đặc điểm của chữ u: chữ u có đặc điểm gì? Gồm mấy nét?
+ Cô khái quát lại trên máy tính chữ u gồm 2 nét: một nét móc ngược bên trái, một nét xổ thẳng bên phải.
+ Cô giới thiệu chữ u: Chữ u in thường, chữ u in hoa và chữ u viết thường, cho trẻ phát âm.
* Làm quen chữ cái ư:
- Tàu hỏa đi trên đường gì các con?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh “sửa đường ray”
- Dưới hình ảnh cô có cụm từ “sửa đường ray”.
- Cho cả lớp đọc 2 lần.
- Ai có nhận xét gì về chữ cái có màu đỏ trong cụm từ “sửa đường ray”?(Cô để 2 chữ ư có màu đỏ)
- Cô giới thiệu chữ ư, cô phát âm 3 lần.
+ Mời cả lớp, từng tổ phát âm, các bạn nam, nữ phát âm.
+ Cô giới thiệu thẻ chữ ư to của cô, yêu cầu cả lớp phát âm cùng cô. Cô đưa đến từng trẻ, nhóm cá nhân, lần lượt phát âm.
=> Cô động viên khích lệ trẻ.
+ Yêu cầu trẻ tìm chữ cái ư có trong rổ của mình và phát âm.
+ Nhận xét đặc điểm chữ ư, chữ ư gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
+ Cô khái quát lại đặc điểm chữ ư trên máy: gồm 3 nét: một nét móc ngược bên trái, một nét xổ thẳng bên phải, một dấu móc nhỏ.
+ Mời đại diện 2-3 trẻ nhắc lại đặc điểm cấu tạo chữ ư.
=> Cô động viên khen trẻ.
- Giới thiệu chữ ư in hoa, in thường, viết thường tuy cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là ư.
- Chúng mình vừa được làm quen những chữ cái gì?
* So sánh chữ u, ư
+ Giống nhau ở điểm nào?
+ Khác nhau ở điểm nào?
=> Cô khái quát lại trên máy: chữ u,ư giống nhau: Cả hai chữ đều có một nét móc ngược bên trái, nét xổ thẳng bên phải, khác nhau ở điểm: Chữ ư có dấu móc nhỏ chữ u không có.
HĐ 3: Củng cố ( 6-7 phút)
- TC 1: Nhanh tay tinh mắt.
- Ghép chữ u:
+ Chữ u ghép từ những nét nào?
+ Yêu cầu trẻ cùng ghép.
+ Yêu cầu trẻ cùng giơ chữ lên, cô kiểm tra kết quả và cho trẻ phát âm lại
+ Ghép chữ ư: Yêu cầu trẻ ghép chữ có một nét móc ngược, một nét xổ thẳng và một dấu móc nhỏ
+ Cô mời đại diện trẻ lên ghép trên máy tính.
+ Mời cả lớp cùng ghép.
+ Yêu cầu trẻ cùng giơ chữ ư lên và phát âm.
=> Cô động viên, khích lệ trẻ.