Những loại thực phẩm trẻ ăn và uống trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong nhiều năm tiếp theo. Vì vậy điều quan trọng cha mẹ phải khuyến khích con mình ăn thức ăn bổ dưỡng và nên tìm cách giúp trẻ ăn ngon, khiến cho việc ăn uống dễ dàng hơn với trẻ. Việc cho trẻ ăn ngon là một phần trong việc duy trì cho trẻ một chế độ ăn lành mạnh và một sức khỏe tốt.
1. Cho trẻ ăn ngon và đừng kéo dài bữa ăn quá 30 phút
Cả bố mẹ và trẻ đều mong muốn thời gian ăn được thoải mái nhất có thể. Trẻ vừa được ăn ngon vừa được bảo đảm bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh giúp chúng phát triển tốt. Tuy nhiên, xây dựng một thời gian biểu ăn uống hợp lý cho trẻ không phải là điều dễ dàng. Đối với trẻ nhỏ, thiết lập một khung giờ ăn cố định là một việc làm rất khó khăn. Ở lứa tuổi này, trẻ đang dần học cách tự ăn và không muốn nhận sự giúp đỡ từ bố mẹ. Trẻ có thể sẽ không muốn ăn khi có sự giúp đỡ từ người lớn. Tuy nhiên, có một thói quen ăn uống khoa học vẫn là việc làm rất quan trọng và mang lại lợi ích cho cuộc sống sau này của trẻ.
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng nếu trẻ có thể ngồi trên ghế ăn đủ lâu, chúng sẽ có thể ăn hết toàn bộ thức ăn được bày ra trước mặt mình. Tuy nhiên, kéo dài thời gian ăn chỉ khiến trẻ cảm thấy bực bội. Bữa ăn trở thành trận chiến tâm lý giữa bố mẹ và trẻ. Theo nhiều thống kê cho thấy, 30 phút là thời gian ăn trung bình để trẻ có thể được bổ sung đủ lượng thức ăn đáp ứng nhu cầu calo và năng lượng.
Điều đầu tiên cần làm trước khi áp dụng các cách cho trẻ ăn ngon là luôn cho trẻ ngồi vào bàn khi ăn. Nguyên tắc này cần được đảm bảo vì:
- Đây là thời điểm lý tưởng để bạn và con bạn có thể tương tác và nói chuyện vui vẻ.
- Sẽ dễ dàng hơn để trẻ hoàn thành một bữa ăn trong thời gian 30 phút nếu trẻ không đi lung tung, không mang theo thức ăn hoặc đồ uống suốt cả ngày.
- Ngồi ăn là tư thế an toàn nhất cho con bạn. Tránh nằm xuống khi ăn hoặc uống vì trẻ dễ bị sặc thức ăn vào đường hô hấp. Đi bộ hoặc chạy trong khi ăn có thể tăng nguy cơ nghẹt thở.
2. Cách giúp trẻ ăn ngon
Để trẻ cảm thấy thoải mái và ngon miệng mỗi khi đến giờ ăn, bố mẹ có thể tham khảo các mẹo đơn giản bên dưới, bao gồm:
- Đối với trẻ nhỏ, để trẻ gợi ý cho bạn tần suất chúng cần bú và bú trong bao lâu. Nhận diện được các tín hiệu của trẻ sẽ giúp xây dựng và duy trì việc sản xuất sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu của con bạn.
- Nếu bạn đang cho con bú bình, việc theo dõi các dấu hiệu của con cũng rất quan trọng. Ví dụ, đừng cố gắng bắt em bé uống hết một vài ml sữa cuối cùng trong bình nếu bé không hứng thú.
- Cố gắng không so sánh em bé của bạn với những em bé khác. Tất cả trẻ sơ sinh đều có cách ăn riêng phù hợp với tốc độ phát triển riêng của chúng.
- Nếu em bé đòi bú thường xuyên hơn trước đây, bé có thể đang trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc hoặc đang phải chống chọi với bệnh tật.
- Nếu em bé dễ bị phân tâm hãy tìm một nơi yên tĩnh cho trẻ ăn để giảm thiểu sự gián đoạn.
- Khi trẻ bắt đầu tập ăn hãy chuẩn bị những miếng thức ăn mềm, nhỏ (chẳng hạn như chuối) mà em bé có thể tự bốc để ăn.
- Chuẩn bị tâm lý cho những lúc trẻ tập ăn. Đừng ngạc nhiên nếu dường như có nhiều thức ăn vương vãi trên mặt em bé. Chỉ một lượng nhỏ thức ăn là thực sự đi vào miệng em bé. Đó là một phần của trải nghiệm của trẻ và kích thích cho trẻ ăn ngon.
- Hạn chế tối đa đồ ăn có đường, nhiều chất béo như kẹo, kem và bánh quy, đặc biệt nếu con bạn có cảm giác thèm ăn. Bạn muốn chắc chắn rằng trẻ cần nhận được giá trị dinh dưỡng tối đa từ thực phẩm mà trẻ ăn.
- Vì trẻ mới biết đi có kích thước dạ dày nhỏ, nên chúng thường ăn năm hoặc sáu lần một ngày (ba bữa chính và hai hoặc ba bữa phụ) hơn là ba bữa chính như người lớn. Chỉ cần đảm bảo thức ăn nhẹ cũng là thức ăn lành mạnh.
- Cho trẻ ăn ngon bằng cách trang trí món ăn đẹp mắt, điều này sẽ kích thích sự tò mò của bé.
3. Một số thực phẩm giúp trẻ ăn ngon
Để con hứng thú hơn với việc ăn uống hàng ngày, bạn nên chú ý bổ sung một số loại thực phẩm sau:
- Nước: cho trẻ ăn ngon bằng cách cho chúng uống 1 ly nước trước mỗi bữa ăn 30 phút. Trẻ em nên được bắt đầu một ngày mới với 1 ly nước, thậm chí trước khi uống sữa. Nước lọc có tác dụng tăng tiết dịch vị và các loại enzyme giúp kích thích tiêu hóa và tăng cảm giác ngon miệng.
- Các thực phẩm giàu kẽm: kẽm là một vi chất quan trọng, cần thiết cho nhiều chức năng sinh lý trong cơ thể như tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ cơ thể tăng trưởng và phát triển. Sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến chán ăn, sụt cân, tiêu chảy và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số loại thực phẩm giàu kẽm cho trẻ ăn ngon bao gồm thịt gà, hạt bí ngô, đậu, nấm, sữa, ngũ cốc nguyên hạt.
- Các thực phẩm giàu sắt: hàm lượng sắt thấp trong máu được biết có liên quan đến việc giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có ít nhất 1 trong 8 trẻ nhỏ có xu hướng thiếu máu trước 2 tuổi. Nhu cầu sắt ở trẻ thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ dưới 9 tuổi cần khoảng 7 đến 10 mg sắt mỗi ngày trong khi trẻ trên 9 tuổi cần khoảng 8 mg sắt mỗi ngày. Bố mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt cho trẻ ăn ngon miệng hơn, bao gồm các loại rau lá xanh đậm, trứng, và đậu lăng trong chế độ ăn của trẻ. Cung cấp sắt cùng vitamin C làm tăng khả năng hấp thu và sử dụng sắt của cơ thể.
Khi đã biết được cách và những thực đơn giúp trẻ ăn ngon trong giai đoạn đầu đời, cha mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày mục đích giúp trẻ phát triển được toàn diện và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng