Theo các chuyên gia, não bộ của con người được giống như miếng bọt biển có khả năng hút các luồng thông tin xung quanh. Khi tuổi càng nhỏ thì sức hút sẽ càng mạnh, đồng nghĩa não bộ sẽ tiếp nhận kiến thức tốt hơn.
Bên cạnh đó, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng nhạy bén hơn người lớn. Thời kỳ từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi được coi là giai đoạn đỉnh cao để trẻ tiếp thu kiến thức nhờ vậy mà ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách đột phá. Sau 6 tuổi, trẻ sẽ gặp khó khăn nhiều trong việc hiểu và phát âm đúng những âm thanh mới.
Đặc biệt, khi trẻ chưa hề bị tiếng mẹ đẻ chi phối hay bị rập khuôn trong những quy tắc học ngoại ngữ, việc học sẽ được diễn ra một cách tự nhiên, linh hoạt mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Nên cho trẻ bắt đầu học ngoại ngữ lúc 2 - 2,5 tuổi
Bố mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ học ngoại ngữ sớm vì những lý do sau:
Việc cho trẻ học ngoại ngữ ngay từ khi còn sớm trong giai đoạn vàng từ 3 tuổi sẽ giúp các bé dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất theo đúng trình tự “nghe, nói, đọc viết”.
Thực tế chỉ ra rằng khi học ngoại ngữ muộn, đặc biệt là ở tuổi trưởng thành việc tiếp thu ngoại ngữ bị giảm đi rất nhiều so với khi bắt đầu sớm.
Phương pháp học ngoại ngữ theo bản năng từ sớm giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ mới một cách nhanh chóng bằng cách bắt chước đúng ngữ điệu, ngữ âm của ngôn ngữ đó.
Cụ thể nhiều bố mẹ cảm thấy ngạc nhiên khi con của mình có thể nói, hát trọn vẹn một câu hoặc một bài ngắn chỉ sau vài lần nghe dù không biết chữ hay hiểu về nó. Đây là điều mà người trưởng thành khó có thể làm được.
Trong quá trình học ngoại ngữ mới, trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi và trò chuyện cùng các bạn bè đồng trang lứa. Chính điều đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong việc khám phá thế giới xung quanh cũng như kết nối với mọi người.
Khi đã học được một ngoại ngữ bất kỳ theo một cách tự nhiên và bản năng nhất, trẻ cũng sẽ dễ dàng học thêm các ngoại ngữ khác theo cách tương tự. Đó là lý do khi trẻ đang trong giai đoạn tập nói, bố mẹ nên hướng con học song song 2 ngôn ngữ vì khi còn nhỏ trẻ thường có xu hướng dễ dàng tiếp nhận các ngôn ngữ khác nhau.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc học nhiều hơn một ngoại ngữ có thể kích thích não bộ của trẻ phát triển tốt hơn với những trẻ không học ngôn ngữ nào. Lý giải là do khi học ngôn ngữ não trẻ sẽ phải hoạt động thường xuyên, liên tục và nhiều hơn bình thường nhờ vậy lượng chất xám của trẻ cũng cao hơn.
Cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm giúp trí não bé phát triển tốt hơn
Nhờ có ngoại ngữ trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giao lưu và có thể trao đổi thông tin với người ở các quốc gia khác nhau từ đó trẻ tự tin hơn trong việc kết bạn, mở rộng mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, người có chung sở thích ở khắp nơi.
Ngoài giúp mở rộng kết nối, học ngoại ngữ còn giúp trẻ tăng thêm thêm nhiều cơ hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh, bất động sản, sức khỏe, truyền thông,...
Ngoại ngữ là chìa khóa mở cánh cửa thành công trong kỷ nguyên số. Do vậy, dù là công ty trong nước hay quốc tế thì đều cần đến nhân sự có khả năng ngoại ngữ tốt. Giữa xu hướng hội nhập như hiện nay, việc có ít nhất một ngoại ngữ giúp trẻ có cơ hội việc làm rộng mở hơn trong tương lai.
Ngoại ngữ mang đến cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau qua những chuyến du lịch hay chỉ đơn giản là trong quá trình trao đổi thông tin với những người ở nước khác.
Hầu hết bố mẹ hiện đại đều có xu hướng cho trẻ đi học ngoại ngữ từ rất sớm từ khi trẻ 1 – 2 tuổi với mong muốn con có thể học được song ngữ và giao tiếp như người bản xứ. Tuy nhiên, thực tế thì không phải trường hợp nào cũng đạt được mục đích đó.
Phần lớn nguyên nhân là vì bố mẹ thường đặt quá nhiều kỳ vọng và áp lực vào trẻ khiến con sinh ra cảm giác sợ hãi và ám ảnh với việc học ngoại ngữ.
Không nên đặt quá nhiều áp lực cho trẻ khi học ngoại ngữ
Để việc học mang lại hiệu quả, bố mẹ cần chọn thời điểm bắt đầu phù hợp cho trẻ là từ 2 tuổi trở lên và kết hợp phương pháp giáo dục phù hợp để con cảm thấy được thoải mái, tiếp thu kiến thức chủ động thay vì gượng ép, nhồi nhét.
Cụ thể trong giai đoạn này, khả năng tiếp thu thông tin của trẻ rất mạnh mẽ thông qua các giác quan bố mẹ có thể dùng các video ngoại ngữ ngắn sinh động về hình ảnh, hội thoại vui để con vừa được học tập vừa được giải trí.
Để tránh những tác động xấu đến trẻ trong quá trình học ngoại ngữ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Thận trọng trong việc áp dụng các phương pháp học ngoại ngữ sớm cho trẻ.
- Bố mẹ cần phân biệt rõ ràng thời điểm nói hai ngoại ngữ, tránh việc học song song cùng thời điểm có thể khiến trẻ bị nhầm lẫn hay pha trộn ngôn ngữ.
- Phân bổ thời gian học hợp lý để tránh khiến trẻ bị quá tải gây ra sự sợ hãi học ngoại ngữ.
- Kiên trì khi dạy trẻ học ngoại ngữ để não bộ của trẻ có thời gian tiếp thu dần dần.
Trong xã hội hiện đại, nhiều bố mẹ đã tự tin cho trẻ học ngoại ngữ sớm và thực tế cho thấy rằng trẻ hoàn toàn có thể nói thành thạo như người bản xứ. Có lẽ đến đây bố mẹ hoàn toàn có thể tự trả lời được câu hỏi “Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm” rồi phải không nào?