1. Một số lưu ý chung khi trị ho cho trẻ sơ sinh
Cấu tạo cơ thể trẻ sơ sinh nhất là hệ cơ quan có chức năng thải độc như gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần cân nhắc cẩn thận, tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh gây ngộ độc/ quá liều ở trẻ.
Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trẻ sơ sinh bị ho, ưu tiên nên sử dụng các bài thuốc dân gian. Một số thảo dược trị ho quen thuộc như húng chanh, quất, mật ong, cát cánh… đã được chứng minh an toàn và cho hiệu quả cao với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới chớm ho, sổ mũi, ngạt mũi. Bên cạnh đó, việc tăng lượng bú trong ngày và vỗ lưng thường xuyên cho bé cũng giúp loãng đàm, long đàm, giảm ho cho bé.
Xem thêm : Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi phải làm sao
Ngoài ra, khi viêm đường hô hấp, trẻ có thể có biểu hiện ói, trớ. Nếu bé chỉ ói 1 – 2 lần mỗi ngày và vẫn vui vẻ, chơi tốt, thì chỉ cần cho bé ăn hoặc uống lại sữa ngay sau khi ói để bé không bị đói và sụt cân. Nếu bé trớ nhiều, nên cho bé tái khám để xem là do đàm quá đặc gây ói hay do bệnh đang tiến triển nặng hơn.
>>> Xem thêm: Chanh đường phèn – Những điều mẹ cần biết để có hiệu quả
2. Liệu pháp thoa Dầu Tràm – Khuynh Diệp trị ho cho trẻ sơ sinh
Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa, ông/bà thường sử dụng tinh dầu Tràm, Khuynh diệp để thoa vào ngực, lưng, gan bàn chân, đặc biệt vừa xoa dầu Tràm – Khuynh diệp, vừa day huyệt Dũng tuyền ở gan bàn chân trẻ. Ngày nay, Y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của Dầu Tràm – Khuynh diệp không chỉ giúp làm ấm còn phòng ngừa Virus xâm nhập và ức chế một số virus gây bệnh. Do vậy các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo, ngay khi trẻ bị nhiễm lạnh có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho thì nên xoa ngay Dầu Tràm – Khuynh diệp.
Bên cạnh đó, các chuyên gia Nhi khoa cũng khuyến cáo để phòng cảm lạnh cho trẻ khi tắm nên nhỏ 5-7 giọt dầu Tràm – Khuynh diệp Ích Nhi vào chậu nước tắm cho trẻ, đồng thời thoa Dầu Tràm – Khuynh diệp cho trẻ ngay khi tắm xong.
3. Sai lầm của mẹ khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh:
Những cơn ho dai dẳng khiến trẻ quấy khóc, liên tục nôn trớ khi ăn và không thể ngủ yên giấc. Chính vì thế, những cơn ho kèm theo tiếng thở khò khè luôn khiến các phụ huynh sốt ruột, lo lắng không yên, nôn nóng tìm mọi giải pháp chữa cho con. Cũng chính vì quá nôn nóng dẫn đến không ít sai lầm đáng tiếc.
3.1. Sử dụng thuốc không phù hợp độ tuổi
Mỗi loại thuốc ho có giới hạn độ tuổi sử dụng nhất định, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Có loại thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi hoặc 12 tuổi, có loại không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu trong nhà có hai bé ở hai độ tuổi khác nhau, mẹ tuyệt đối không nên lấy thuốc ho của bé lớn cho bé nhỏ uống và ngược lại. Nếu dùng sai đối tượng, bé có thể gặp nhiều tác dụng phụ, sốc thuốc, chậm phát triển thể lực, thậm chí tử vong.
>>> Trẻ bị viêm phổi đáng sợ như thế nào?
3.2. Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho
Tiếng ho của trẻ đặc biệt trẻ sơ sinh luôn khiến các bậc phụ huynh sốt ruột, muốn con ngừng ho ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc ức chế ho khi trẻ ho có đờm, sẽ khiến đờm ứ đọng tại đường hô hấp gây khó thở, suy hô hấp thậm chí ngừng thở ở trẻ sơ sinh. Nhóm giảm ho-long đờm thậm chí đã được FDA chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi.
Theo các bác sĩ, thuốc ho thực chất để giảm ho, chữa triệu chứng, vấn đề là cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa tận gốc. Trường hợp ho đơn thuần thì không cần dùng thuốc, quan trọng là chăm sóc hút mũi, xịt mũi làm giảm ho. Trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm bài thuốc ho chế biến từ thảo dược như húng chanh (tần dày lá) hấp đường phèn, chanh đào hoặc quất (tắc) hấp mật ong, lá hẹ…
3.3. Dừng thuốc khi thấy đỡ
Trường hợp trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp, điều trị thích hợp là làm sạch vi khuẩn (khỏi lâm sàng tối đa, giảm tối thiểu nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc). Còn nếu điều trị không thích hợp, thất bại khiến bệnh nhân có thể nhiễm tái phát, có thể gây kháng thuốc. Vì vậy, liệu trình dùng kháng sinh là phải đảm bảo, dùng đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn. Chứ không thể uống nửa chừng, thấy đỡ triệu chứng thì dừng lại. Chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt thì bệnh mới khỏi, đỡ kháng thuốc.
Ngay cả với các bài thuốc đông y hoặc dân gian, trong công thức bao giờ cũng có thành phần có tác dụng bổ, tăng cường sức đề kháng, phục hồi nguyên khí. Do đó, sau khi hết triệu chứng, cần dùng thêm 1-2 ngày để cơ thể trẻ phục hồi hoàn toàn, giảm tình trạng tái phát.
3.4. Ủ ấm bé quá kỹ
Khi bé bị bệnh, mẹ nên tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với gió lùa. Tuy nhiên, không nên cho bé mặc 3-4 lớp áo và đặt bé nằm trong phòng kín. Nếu trẻ ho kèm sốt, mẹ nên giúp bé mặc đồ thoáng mát để nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh, mở cửa sổ thông thoáng để trao đổi không khí. Không ít trẻ bị sốt nhưng mẹ không phát hiện thấy triệu chứng sốt hay khó thở do ủ ấm bé quá kỹ.
Xem thêm:
>>Trẻ bị ho uống thuốc gì
>>Trẻ sơ sinh bị ho có nên tắm không
4. Một số thảo dược dùng để trị ho cho trẻ sơ sinh
Có rất nhiều loại thảo dược được sử dụng để trị ho trong dân gian như húng chanh, lá hẹ, bạc hà v.v…. Việc sử dụng thảo dược dạng chưa qua bào chế mẹ cần chú ý chọn thảo dược có nguồn gốc tin cậy, thảo dược sạch, liều lượng sử dụng phải tham khảo ý kiến thầy thuốc, do trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các thành phần có hoạt tính dù là thảo dược. Mẹ có thể sử dụng một số thảo dược sau cho trẻ sơ sinh.
Húng chanh
Lá húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm vào hai kinh can và phế. Có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoái nhiệt, tiêu độc. Húng chanh được dung chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được.
Quất
Quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho. Quất dung làm thuốc chữa ho, làm nước giải khát giúp tiêu hóa. Trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa quất có tác dụng trị ho rất hiệu quả: Quả quất chin 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g. Tất cả rửa sạch cho vào một bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15 – 20 phút. Nghiền nát để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày. Dùng từ 3-4 ngày.
Mật Ong
Mật ong có vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, hết đau. Trong dân gian lưu truyền bài thuốc chứa mật ong có tác dụng chữa ho hiệu quả: Mật ong và tép bưởi có các dụng thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, nhuận phổi. Cách làm: Tép bưởi 500g cho vào một ít rượu, nhâm 1 đêm. Sau đó đun lửa nhỏ cho bay hết rượu, rồi trộn với mật ong 250g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 -20g.
Đường phèn
Đường phèn vị ngọt, tính bình vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng cho trường hợp: Viêm khí phế quản, ho khan, ít đờm, đau rát họng,…
Cát cánh
Cát cánh có vị ngọt sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Cát cánh dung chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn….
Mạch môn
Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, quy vào ba kinh tâm, phế, vị. Có tác dụng chữa ho, thanh tâm, nhuận phế, háo khát…
Tinh chất gừng
Gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dùng làm hết nôn, tiêu đờm, giảm đau, giảm ho. Cách làm gừng kết hợp với mật ong trị ho cho trẻ: Đầu tiên gọt vỏ gừng, cắt nhỏ, ép lấy nước. Cho nước gừng vào nồi nấu với một chút mật ong. Nấu cho đến khi hỗn hợp trong nồi cạn lại bằng lượng mật ong bạn cho vào thì tắt bếp. Để ấm lại và cho trẻ uống hỗn hợp gừng + mật ong 3 lần/ngày.
Có thể kết hợp các thành phần trên giúp giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, cần kết hợp với các biện pháp tự chăm sóc khi bị cảm lạnh: Uống nhiều nước, cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cho nơi ở luôn ấm, giữ vệ sinh mũi họng.
Khi bé có những triệu chứng sau là lúc bé phải đến khám tại bệnh viện: thở nhanh, sốt cao liên tục từ 3 – 5 ngày, ói nhiều làm bé không thể ăn hoặc uống được gì, có thể bác sĩ sẽ cho bé nhập viện.