Ngũ cốc cho trẻ là một trong những loại thực phẩm rất cần thiết. Trong độ tuổi ăn dặm, ngũ cốc là món ăn dễ tiêu, dễ nuốt, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại ngũ cốc nào cũng phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ. Vậy nên chọn ngũ cốc như thế nào? Cách chế biến ra sao? Bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Ngũ cốc cho trẻ quan trọng như thế nào?
Ngũ cốc cho trẻ là món ăn rất phù hợp khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Kể từ tháng thứ 5 – 6 trở đi, bên cạnh sữa mẹ thì ngũ cốc cũng là loại thực phẩm rất cần thiết. Trước đây, theo quan niệm của người Hoa thì ngũ cốc bao gồm lúa nếp, lúa gié, lúa tẻ, lúa tắc, đậu. Tuy nhiên, hiện nay, ngũ cốc đã được hiểu rộng rãi hơn. Nó bao gồm lúa gạo, lúa mì, các loại đậu, các loại hạt, khoai…
Khoa học đã chứng minh rằng các loại ngũ cốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Bột ngũ cốc cung cấp protein, vitamin, các chất khoáng vi lượng… rất cần thiết cho cơ thể.
Có những loại ngũ cốc nào?
Ngũ cốc được chia thành những loại chính cơ bản sau:
- Ngũ cốc cho trẻ em.
- Bột ngũ cốc dành cho thai phụ.
- Ngũ cốc có tác dụng tăng cân.
- Ngũ cốc giảm cân (ăn kiêng).
Ngũ cốc có vai trò gì đối với trẻ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngũ cốc cho trẻ rất quan trọng vì:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé cả về thể chất lẫn trí não.
- Phù hợp với chế độ ăn dặm của bé.
- Là loại thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
- Thích hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Đặc điểm ngũ cốc cho trẻ
Thành phần
Thành phần của ngũ cốc cho trẻ cơ bản bao gồm: gạo lứt tẻ, vừng, nếp, hạt sen. Bên cạnh đó là các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ, đậu ván…
Công dụng của ngũ cốc đối với trẻ em
Ngũ cốc chế biến dành cho trẻ em có công dụng rất đa dạng bao gồm:
- Phòng chống các bệnh lý thuộc hệ hô hấp cho trẻ rất hiệu quả bao gồm: viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, phế quản phế viêm…
- Bồi bổ khí huyết, bổ thận.
- Thanh nhiệt, mát gan.
- Kích thích sự phát triển và hoàn thiện chức năng thị giác.
- Cung cấp vitamin C, giúp vững bền thành mạch cho bé. Hạn chế tình trạng chảy máu cam ở trẻ em.
- Rất tốt cho hệ tim mạch.
- Giúp làm đẹp da. Làm cho da của bé sáng, mịn hơn, hạn chế tình trạng khô da.
- Giàu vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6. Nhờ vậy, ngũ cốc giúp bổ máu, bồi dưỡng hệ thần kinh.
- Cung cấp các chất khoáng vi lượng, chẳng hạn như: sắt, canxi, magie, selen…
- Ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.
- Giàu chất đạm, chất béo, chất xơ, axit folic, phytic.
- Có công dụng tăng cường trí nhớ, giảm cholesterol xấu trong máu.
- Kích thích trẻ ăn ngon miệng, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Cách chế biến ngũ cốc cho trẻ
Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến món ngũ cốc cho trẻ ăn dặm
- Đậu nành, đậu xanh, đậu đen hoặc một số loại đậu khác, mỗi loại 1 kg.
- Nửa ký mè đen.
- 1/4 chén bột gạo lứt tẻ hoặc nếp.
- 200 g hạt sen.
Các bước chế biến ngũ cốc dành cho trẻ ăn dặm
Bước 1: Rang các loại đậu và vừng đen
Bạn hãy rang lần lượt các loại đậu cho chín đều. Rang đến khi nào hạt đậu thơm và đổi màu. Đối với vừng đen, các mẹ hãy bóp cho thấm đều nước. Sau đó rang đến khi nào vừng khô và có mùi thơm là được.
Bước 2: Nấu chín gạo lứt tẻ hoặc nếp và hạt sen
Bạn hãy nấu gạo lứt tẻ hoặc nếp cho đến khi chín. Hạt sen có thể luộc qua nước sôi đến khi mềm là được.
Bước 3: Xay ngũ cốc
Bạn cho tất cả những nguyên liệu bao gồm: đậu rang, vừng đen rang, cơm và hạt sen vào cối xay sinh tố. Cho thêm ít nước ấm và 1 thìa cà phê dầu ăn. Sau đó xay cho thật nhuyễn hỗn hợp này. Khi xay xong, bạn có thể lọc qua một lớp rây nhằm lọc ra phần bột mịn. Những hạt còn to, bạn có thể cho vào cối xay và xay lại lần hai cho thật mịn, nhuyễn.
Bước 4: Bảo quản ngũ cốc
Sau khi xay hết các thành phần, bạn hãy trộn đều bột một lần nữa. Cho hỗn hợp bột vào trong một lọ sạch và đậy kín. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, các bạn sẽ sử dụng được tối đa là 4 tháng.
Bột ngũ cốc cho trẻ theo từng lứa tuổi
Bé 6 tháng đến 1 tuổi
Đối với bé mới bắt đầu ăn dặm (từ 6 tháng), mẹ có thể kết hợp bột ngũ cốc cùng sữa đặc hoặc sữa tươi. Mẹ hãy cho 2 đến 3 thìa bột ngũ cốc vào trong chén. Sau đó cho một ít sữa vào vừa đủ 1 bữa ăn của bé. Mẹ có thể cho thêm 200 đến 250 ml nước ấm vào cho bé dễ ăn.
Bé trên 1 tuổi
Bên cạnh các thành phần cơ bản đã trình bày ở trên, mẹ có thể linh hoạt kết hợp thêm:
- Bột yến mạch.
- Ngô.
- Lúa mì.
- Lúa mạch.
- Khoai sắn.
Bột nên thô hơn so với trẻ dưới 1 tuổi. Bởi vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé phát triển hơn. Đồng thời, những chiếc răng sữa của bé cũng dần dần mọc đầy đủ.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu biết thêm về ngũ cốc cho trẻ. Từ đó, các bạn sẽ biết cách chế biến ngũ cốc trong từng bữa ăn của trẻ sao cho bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển hoàn thiện hơn.